Sáng ngày 14/10/2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế về Giáo dục Toán học - WME 2021 (The International Workshop on Mathematics Education 2021) theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Đây là một sự kiện thường niên nhằm thúc đẩy các nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục toán học. Năm nay, Hội thảo quốc tế về Giáo dục Toán học còn là một hoạt động trọng tâm hướng tới kỉ niệm 60 thành lập Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (06/12/1961 - 06/12/2021).
Ngày 24/06/2021, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp Văn phòng Geneva về giáo dục quyền con người (GO-HRE, Geneva Office for Human Rights Education), tổ chức hội thảo trực tuyến “Giáo dục Quyền trẻ em”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động hợp tác giữa hai bên trong năm 2021, nhằm cung cấp thông tin và góc nhìn về Quyền trẻ em, quyền con người, giáo dục quyền trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam. Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh chủ trì hội thảo.
Ngày 05/10/2021, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo “Giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh phổ thông Việt Nam - Bản sắc và Hội nhập” theo hình trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hội thảo tạo diễn đàn để chia sẻ những nội dung lí luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề xác định hệ giá trị văn hóa và giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là một trong những hoạt động của chuỗi Hội thảo hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (06/12/1961 - 06/12/2021).
Chiều ngày 05/10/2021, tại Hội trường C53, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Nghiên cứu Đánh giá Giáo dục đối với PGS. TS. Chu Cẩm Thơ.
Ngày 01/10/2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần Giáo dục KDI (viết tắt là KDI Education). Tham dự buổi lễ ký kết có GS. TS. Lê Anh Vinh, Phó Viện Trưởng phụ trách VNIES và ông Đặng Anh Mai, Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc KDI Education.
Ngày 24/09/2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Vietnet-ICT và Facebook tổ chức hội thảo “Thúc đẩy kỹ năng số cho học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế” nhằm công bố, chia sẻ, thảo luận các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn hướng đến thúc đẩy, nâng cao nhận thức, trang bị các kỹ năng số cần thiết, chuẩn bị hành trang cho học sinh tự tin hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chiều ngày 16/09/2021, theo chương trình hội thảo, nội dung làm việc buổi chiều tiến hành hai phiên: (i) Chính sách đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) trong giáo dục, và (ii) Thực hiện tự chủ tại một số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, với sự điều hành của Phó Viện trưởng Trần Huy Hoàng.
Ngày 15/09/2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến “Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục Việt Nam” nhằm công bố một số nội dung liên quan đến quá trình triển khai và kết quả nghiên cứu khoa học của Viện. Hội thảo là diễn đàn để chia sẻ những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục Việt Nam, đồng thời xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia, các nhà chính sách, các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên về nội dung, kết quả của các nhiệm vụ nghiên cứu. Hội thảo được tổ chức trong chuỗi hội thảo hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (06/12/1961 - 06/12/2021).
Chiều ngày 01/09/2021, Viện Khoa Giáo dục Việt Nam (KHGDVN) và Quỹ Phát triển Khoa học và Sáng tạo Hàn Quốc (KOFAC) đã tổ chức Lễ kí biên bản ghi nhớ theo hình thức trực tuyến.
Ngày 29/07/2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ khởi động dự án “Reimagine Education”. Dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Unicef Việt Nam năm 2021. Tham dự buổi lễ cho GS.TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đại diện lãnh đạo các phòng chức năng và nhóm nghiên cứu chủ chốt. Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia (NCSE) vinh dự được lãnh đạo Viện tin tưởng giao chủ trì cấu phần 3 nghiên cứu “Ứng dụng phần mềm thưc tế ảo VRapeutic cho học sinh tăng động giảm chú ý từ 6 đến 12 tuổi”
Đây có thể được xem là một trong những phiên quan trọng nhất của hội thảo quốc tế “Giáo dục Việt nam 2011 – 2020” vì quản lý nguồn nhân lực sẽ quyết định chất lượng và sự phát triển của các cơ sở giáo dục cũng như của cả nền giáo dục.
Phiên họp thứ ba với chủ đề Chất lượng giáo dục đã bắt đầu với các câu hỏi ngỏ: Hệ thống giáo dục mầm non và phổ thông có truyền đạt cho trẻ em và học sinh những kiến thức, kĩ năng trong chương trình không? Liệu tất cả trẻ em có thực sự được học không? Những thách thức nào đang đặt ra đối với hệ thống giáo dục mầm non và phổ thông?
Bài trình bày ở phiên thứ hai Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2011-2020 làm rõ hơn một trong những vấn đề rất được quan tâm đối với giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Đó là vấn đề tiếp cận và công bằng trong giáo dục. Các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục năm 2020 về cơ bản đã đạt được ở mầm non, tiểu học và THCS, nhưng với THPT thì còn khoảng cách đáng kể, có sự khó khăn khi tiếp cận giáo dục với học sinh học ở THPT. Ngoài ra, các nhóm học sinh khuyết tật, dân tộc thiểu số và thuộc gia đình di cư, nhập cư vẫn còn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục.
Phiên thứ năm của Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2011-2020 do PGS.TS. Nguyễn Đức Minh điều hành với chủ đề “Học tập suốt đời”. Nội dung báo cáo được trình bày bời ThS. Bùi Thanh Xuân, cùng sự tham gia thảo luận của các diễn giả GS.TS. Wing One Lee, PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ và TS. Trương Tiến Tùng.
Tiếp nối các phiên thảo luận buổi sáng ngày 14/07/2021, GS.TS. Lê Anh Vinh điều hành phiên đầu tiên của buổi chiều. Phiên thứ tư của Hội thảo Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được mở đầu với báo cáo “Giáo dục đại học” của TS. Lê Đông Phương. Chủ đề này bao gồm bốn nội dung về tiếp cận/công bằng, chất lượng giáo dục đại học, khả năng tìm việc, chi phí và tài chính và các vấn đề liên quan quản lý.