THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên đề tài: Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng tiền đọc, viết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non Mã số: 62 14 01 01, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục Nghiên cứu sinh: Phan Thị lan Anh Người hướng dẫn: 1.PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết 2.TS. Trần Thị Lan Hương Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt nam Những kết luận mới của luận án: 1. Khả năng tiền đọc, viết là một trong những cơ sở của hoạt động trí tuệ nói chung và hoạt động học tập nói riêng; Khả năng tiền đọc viết còn là sự phản ánh trình độ phát triển của trẻ trên các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, quan hệ xã hội. Phát triển tốt khả năng tiền đọc, viết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi bước vào học tập ở lớp 1. 2.Phát triển khả năng tiền đọc viết của trẻ 5-6 tuổi bao gồm một số kiến thức và kĩ năng ban đầu làm cơ sở cho việc học đọc, học viết như: -Khả năng tiền đọc: khả năng “đọc”, hiểu câu chuyện (đọc theo trí nhớ); khả năng kể chuyện theo tranh liên hoàn; Nhận biết ban đầu về chữ cáí; nhận biết được một số đặc điểm về cấu tạo của cuốn sách; nhận biết một số văn bản gần gũi;thực hiện một số quy tắc thông thường ban đầu trong hoạt động đọc. -Khả năng tiền viết: hiểu chữ viết để truyền đạt thông tin; biết sử dụng kí hiệu, hình vẽ để diễn đạt ý tưởng, nội dung trong câu chuyện; thực hiện một số quy tắc thông thường trong hoạt động viết; thể hiện tư thế của người viết. 3. Trò chơi là một phương tiện hữu hiệu nhất trong việc phát triển khả năng tiền đọc, viết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Việc thiết kế, khai thác và sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng tiền đọc, viết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phải phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, định hướng vào phát triển các kiến thức, kĩ năng có liên quan đến khả năng tiền đọc viết của trẻ trong quá trình chơi và tạo cho trẻ cơ hội tham gia chơi một cách bình đẳng, tự nguyện và tương tác cao giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong quá trình chơi. |
SUMMARY OF THE Ph.D DISSERTATION’S NEW FINDINGS Theme: Using games to develop five- six year-old kids’ preschool reading and writing skills in nurseries. Code: 62 14 01 01, Reasoning and Education’s history Major. Research Student: Phan Thi Lan Anh Instructors: 1.Le Thi Anh Tuyet, Associate Professor, Ph.D 2.Tran Thi Lan Huong, Ph.D Educating Institute: The Vietnam Institute of Educational Sciences. The dissertation’s new findings: 1.Preschool reading and wrting skills are the foundation of intellectual activities in general and academic activities in particular. Preschool reading and writing skills are also the reflection of children’s development in the fields of awareness, languages, emotions, and social relations. Five - six year-old children with good development of preschool reading and writing skills will have great advantage entering primary schools. 2.The development of preschool reading and writing skills of five - six year-old children includes some initial knowledge and skills, which are the foundation of later reading and writing. For example: - Preschool reading skill: the ability to read and understand stories ( read according to memory); the ability to tell stories based on uninterrupted pictures; initial awareness of the alphabet; the awareness of some features and structure of books; the awareness of some regular texts; the perfomance of some initial and common rules of the reading activity. - Preschool writing skill: understand letters to transfer information; use symbols and pictures to express ideas or stories’ content; perform some initial common rules of the writing activity; imitate adults’ writing position. 3.Games are the most effective means to develop five and six year-old children’s preschool reading and writing skills. The designing, exploring, and using games to develop five and six year-old children’s preschool reading and writing skills are to be suitable to their growing features, directed to improve their knowledge and skills related to their preschool reading and writing abilities, and enable each kid to play equally and voluntarily, as well as high interaction between teachers and children, or among kids themselves while playing. |