GS. Hồ Ngọc Đại sinh năm 1936 trong một gia đình có truyền thống khoa cử. Năm 1968, ông theo học ngành Tâm lý học tại Liên Xô, trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov. Năm 1976, ông hoàn thành luận án Tiến sĩ khoa học về Những vấn đề tâm lý trong giảng dạy Toán học cho học sinh cấp 1. Năm 1978, ông sáng lập ra Trung tâm Công nghệ Giáo dục để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục, công nghệ phát triển con người cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
PGS. TS Trần Kiều công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Khi đó là Viện Khoa học Giáo dục (1971 - 2002) từ năm 1973. Từ năm 1992 đến 1998 ông được giao đảm nhận chức vụ Phó Viện trưởng. Từ năm 1998 đến 2002, ông là Viện trưởng, lãnh đạo toàn diện công tác của Viện. Từ năm 2003 đến năm 2005, ông là cố vấn khoa học cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển.
Tôi về Viện Khoa học giáo dục sau khi Viện được thành lập được hơn một năm. Lúc bấy giờ tôi đang học Thạc sĩ ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi được Bộ Giáo dục chọn về Viện để tham gia cải cách giáo dục, tôi rất lấy làm vinh dự. Tuy chưa là cán bộ chính thức của Viện nhưng tôi cũng đã được tìm hiểu công việc, tài liệu cải cách giáo dục ở các nước. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa, tôi chính thức được điều về Viện. Tôi về nhà viết thư về cho gia đình tôi báo tôi đã có công việc tại Viện và tôi nghĩ tôi sẽ cố gắng để thành công ở đây.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với tôi là Viện tích cực, chủ động vào quá trình biên soạn và đánh giá tình hình triển khai Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong những nhân vật sự kiện kỉ niệm 60 năm thành lập Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, TS Lê Đông Phương đối với tôi là một người đặc biệt nhất bởi năm sinh của chú trùng với năm thành lập của Viện. Có nghĩa là năm nay là chú đã tròn 60 tuổi, và chuẩn bị về hưu trong thời gian tới. Nên có lẽ với bản thân chú, đây là một cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời.
Bác Ngô Văn Trung là một cán bộ hưu trí tại trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học. Mặc dù bác đã gần 70 tuổi, nhưng bác vẫn còn rất minh mẫn và thường xuyên theo dõi những thông tin về giáo dục quốc gia và thế giới như một thói quen cố hữu kể từ khi bác còn công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thông tin khoa học năm 1987 tại đại học Tổng hợp Praha, Tiệp Khắc, tôi về công tác tại Trung tâm Thông tin Giáo dục, Viện Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (sau là Viện Phát triển Giáo dục, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục và nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) từ tháng 1 năm 1988 đến khi nghỉ hưu (1/10/2017).
Giai đoạn 2003-2008 là giai đoạn hết sức bận rộn của Viện, vào tháng 08/2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương sắp xếp lại các đơn vị nghiên cứu trong Bộ là Viện Nghiên cứu Giáo dục và Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục thành một tổ chức nghiên cứu mới và lấy tên là Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục.
GS. Phạm Minh Hạc hoàn thành chương trình tiến sỹ chuyên ngành Tâm lý học năm 1971 tại Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva. Ông đảm nhiệm vị trí Viện trưởng giai đoạn 1981 – 1991, và vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 1987 – 1990.
Ông tốt nghiệp và làm việc tại Trường Đại học Ngoại ngữ. Sau 09 năm làm giảng viên, năm 1982, ông được phân công công tác tại Viện Khoa học Giáo dục. Trong 30 năm làm việc tại Viện, ông đã trải qua nhiều vị trí, trong đó nổi bật nhất là vai trò Trưởng phòng Tổng hợp - Hành chính - Quản tri, và Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học giáo dục.