THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: Tổ chức dạy học theo dự án học phần Phương pháp dạy học môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 62 14 10 01
Nghiên cứu sinh: Trần Việt Cường
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Thái Lai và TS. Pham Thanh Tâm
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1) Làm sáng tỏ được các vấn đề về năng lực sư phạm (NLSP) của người giáo viên (GV) Toán như đưa ra được các khái niệm về năng lực, NLSP và xác định được hệ thống các NLSP cần thiết của người GV Toán.
2) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo dự án (DHTDA): đưa ra được các khái niệm về dự án, dự án học tập (DAHT) và DHTDA; xác định được những đặc điểm, những ưu điểm và hạn chế của DHTDA; mối quan hệ giữa DHTDA với các phương pháp dạy học (PPDH), các hình thức dạy học khác; khả năng hình thành và phát triển các NLSP cần thiết cho người học thông qua DHTDA; vấn đề đánh giá trong DHTDA.
3) Xác định được thực trạng việc sử dụng các phương pháp, các hình thức trong dạy học và tổ chức DHTDA học phần PPDH môn Toán nói chung và học phần PPDH môn Toán (những nội dung cụ thể) nói riêng ở các trường Đại học Sư phạm hiện nay trên toàn quốc.
4) Đề xuất được 4 định hướng khi tổ chức DHTDA (Dạy học tập trung vào những mục tiêu học tập gắn với các chuẩn; Dạy học phải chú ý tới hứng thú của người học, lấy người học làm trung tâm; Dạy học phải đảm bảo sự phù hợp giữa lý thuyết với thực hành và giữa lý luận với thực tiễn; Đảm bảo tính khách quan, khoa học thường xuyên trong quá trình đánh giá việc thực hiện DAHT của sinh viên (SV) nhằm thúc đẩy việc học của SV và cải tiến việc dạy của giảng viên) và 3 tiªu chÝ lùa chän những néi dung cã thÓ tổ chức DHTDA (Những nội dung được lựa chọn cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và gắn với những vấn đề thực tiễn nghề nghiệp; Nội dung của các DAHT phải mang tính tích hợp cao; Các nội dung của DAHT phải gắn với định hướng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV) cho SV sư phạm nói chung và SV sư phạm Toán nói riêng.
5) Đề xuất được quy trình tổ chức DHTDA học phần PPDH cho SV sư phạm nói chung và SV sư phạm Toán nói riêng đáp ứng được các định hướng khi tổ chức DHTDA cho SV sư phạm và các yêu cầu trong dạy học gồm 4 giai đoạn (Chuẩn bị, xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT, thực hiện DAHT và Báo cáo và đánh giá sản phẩm DAHT của nhóm).
. 6) Đề xuất được 9 DAHT tiếp cận theo nội dung kiến thức, 3 DAHT theo hướng tiếp cận giúp cho SV được làm quen và nắm được các PPDH, các hình thức dạy học tích cực và 3 DAHT có tác dụng bổ trợ, giúp cho SV nắm được cách sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học, các phần mềm dạy học Toán trong quá trình dạy học để tổ chức DHTDA học phần PPDH môn Toán (những nội dung cụ thể) theo định hướng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV sư phạm Toán.
7) Kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ luận án có tính khả thi và hiệu quả, giả thuyết khoa học chấp nhận được, luận án đã đóng góp nhất định cho thực tiễn dạy học học phần phương pháp dạy học môn Toán ở các trường Sư phạm trên toàn quốc.
SUMMARY INFORMATION ON NEW CONCLUSIONS OF THE DOCTORAL THESIS
Title: Organizing the project-based teaching of Math teaching method module contributing to the practice of training capacity for mathematic students.
Specialization: Theory and method of teaching Math.
Code: 62 14 10 01
PhD student: Tran Viet Cuong
Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Dao Thai Lai and Dr. Pham Thanh Tam
Training center: Vietnam Education Science Institute
NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS
1) Clarify the issues of training capacity of mathematics teachers as giving the concepts of capacity, training capacity and determine the system of training capacity of mathematics teachers.
2) Systemize the theoretical basis for project-based learning: give the concept of project, learning project and project-based teaching, determine the characteristics, advantages and limitations of project-based teaching; the relationship between project-based teaching and other teaching methods, other forms of teaching; the ability of forming and developing necessary training capacities to learners via project-based teaching; valuation issue in project-based teaching.
3) Determine the current state of using the methods and forms of teaching and organizing the project-based teaching of mathematic teaching method module in general and mathematic teaching method in details at
4) Propose 4 directions in project-based teaching (teaching focuses on learning objectives associated with the standards, paying attention to learners’ interest in teaching, teaching learner-centered, teaching must ensure the conformity of theory and practice, ensure the objectivity and science in the process of evaluating the students’ conducting of learning project to promote the students’ study and improve the teachers’ teaching) and 3 criteria to select necessary contents of organizing the project-based teaching (the content selected should be a combination of theory and practice and stick with the current occupational issue, the content of learning project must be integrated, the content of learning project, the content must be a pedagogical exercise for students) for pedagogical teachers in general and for mathematic students in particular.
5) Propose the process of organization of project-based teaching of mathematic teaching method module for students in general and mathematics students in details to meet the orientation of project – based teaching for students, and the teaching requirement consists of 4 stages (preparation, planning the implementation, implement, report and evaluate the group’s product of learning project)
6) Propose 9 learning projects access the knowledge content, 3 oriented approach projects to help the students get acquainted and understand the teaching methods, forms of active teaching, 3 auxiliary learning projects to help students understand how to use teaching aids, software teaching mathematic in the process of teaching to organize the project-based teaching of mathematic teaching method module following the orientation of pedagogical practice for mathematic students.
7) Experimental results demonstrate that the thesis is feasible and effective, scientific hypothesis is acceptable, the thesis has contributed to the practice of teaching mathematic teaching method module at all universities of Education across the country.
Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Dao Thai Lai
and Dr. Pham Thanh Tam |
PhD student: Tran Viet Cuong |
Người hướng dẫn PGS.TS. Đào Thái Lai TS Phạm Thanh Tâm |
Nghiên cứu sinh Trần Việt Cường |