Tên đề tài: Dạy học Nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt
Mã số: 62.14.10.04
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn-Tiếng Việt
Nghiên cứu sinh: Đặng Thị Lệ Tâm
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Hiền Lương - TS Trần Thị Kim Thuận
Cơ sở đào tạo: Viện khoa học giáo dục Việt Nam
Những kết luận mới của luận án:
- Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của các tác giả đi trước, luận án đã xây dựng cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của phương pháp dạy học các dạng bài rèn luyện NTLN trong môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học từ sự vận dụng các kết quả nghiên cứu của lí luận ngôn ngữ học, giáo dục học, văn hóa học, các luận điểm của tâm lí- ngôn ngữ học, tâm lý học lứa tuổi, lí luận dạy học tiếng mẹ đẻ…và kết quả khảo sát thực trạng sử dụng NTLN của học sinh tiểu học trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội hiện nay.
- Giá trị thực tiễn của luận án thể hiện ở việc tìm hiểu và dựng lên bức tranh tổng thể về tình hình dạy học NTLN ở Tiểu học hiện nay và bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điểm bất cập, đặc biệt là về phương pháp dạy học để nghiên cứu giải pháp khắc phục.
- Luận án đã làm rõ hơn yêu cầu và cách thức tổ chức dạy NTLN theo quan điểm giao tiếp và tích hợp để có thể giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy NTLN và tạo được hứng thú học NTLN ở học sinh. Cụ thể là, xây dựng phương pháp dạy học NTLN kiểu bài Giao tiếp ứng xử và Giao tiếp trình bày cho học sinh đầu bậc tiểu học theo một quy trình riêng với các bước nhất định để giáo viên có thể thực hiện một cách dễ dàng và học sinh học tập các bài học NTLN một cách hứng thú, nhẹ nhàng và hiệu quả.
- Luận án là đã tập hợp, bổ sung và hệ thống hóa các bài tập rèn NTLN phù hợp với quan điểm dạy giao tiếp và thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Cụ thể luận án đã thiết kế hệ thống bài tập rèn NTLN theo ba nhóm: bài tập nhận diện NTLN, bài tập chữa sử dụng sai NTLN và bài tập sáng tạo NTLN. Ở mỗi nhóm, chúng tôi đã phân tích mục đích, ý nghĩa, tác dụng của bài tập, cơ chế tạo lập, nội dung, cấu trúc của bài tập, các tiểu loại bài tập và quy trình thực hiện...nhằm giúp giáo viên chủ động trong việc lựa chọn kiểu bài tập và tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập.
Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Người hướng dẫn |
Nghiên cứu sinh
Đặng Thị Lệ Tâm |
|
|
INFORMATION ON NEW CONTRIBUTIONS
OF THE DOCTOR THESIS
Name of theme: Teaching ritual spoken language for primary pupils in Vietnamese subject.
Code: 62.14.10.04
Specialty: Theory and Teaching Methodology of Literature-Vietnamese subject
Research student: Đặng Thị Lệ Tâm
Scientific advisor: Dr. Trần Thị Hiền Lương Dr. Trần Thị Kim Thuận
Training institutions: Vietnam Institute of Educational Sciences
New contributions of the thesis:
- On the basis of inheriting the points of view of the authors who studied it, the author constructed the background theory and the factual theory of teaching methodology on practical exercises about ritual spoken language for primary pupils in Vietnamese subject. The thesis was constructed from the applications of research results of logical linguistic, pedagogy, cultural science, the points of views of psychology - linguistics, age psychology, teaching theory of mother tongue …and the result of survey on factual using ritual spoken language of primary pupils at school, in family and in social nowadays.
- Practical value of the thesis is researching and building up the overall picture of the teaching ritual spoken language at primary schools nowadays and initially making the comment and assessment of the shortcomings, particularly teaching methods to find the solutions.
- The thesis has clarified the requirements and the teaching methods of ritual spoken language following the viewpoints of communicative- integrative teaching to help teachers improve their teaching efficiency and to motivate pupils to learn ritual spoken language. Specifically, we construct the teaching methods of ritual spoken language as behavior communication and presenting communication in a separate process with certain steps in order to help the teacher and students teach and learn ritual spoken language gently and effectively.
- The author gathered, supplemented and systemized the exercises for practicing ritual spoken language that is suitable with the communicative teaching and facilitate to the organization of learning activities for pupils towards promoting learner’s active. Specifically, the exercises for ritual spoken language have been systemized into three groups: exercises for ritual spoken language recognition, exercises for correcting the mistakes of using ritual spoken language and creative exercises of ritual spoken language. In each group, we have analyzed the purpose and significance, the effect of exercise, the creation, the content and structure of exercises, the sub-type exercises and processes to help teachers choose exercises and organize pupils’ practice actively.
January, 15th, 2012
ADVISORS RESEARCHER
Dr. Trần Thị Hiền Lương; Dr. Trần Thị Kim Thuận Đặng Thị Lệ Tâm