TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: “Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ 3 – 4 tuổi”
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 62.14.01.02
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa giáo dục Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
- PGS. TS. Nguyễn Văn Lê
- PGS.TS Lê Văn Tạc
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Về lí luận: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, tác giả đã tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, xây dựng khung lý thuyết cho luận án đó là: Làm sáng tỏ khái niệm và đặc trưng của quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ Tự kỷ, biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ. Xác định những tác động của giáo viên trong môi trường giáo dục hòa nhập đến sự phát triển kĩ năng giao tiếp. Tổng kết những nghiên cứu lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ Tự kỷ. Xây dựng hệ thống biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non, làm cơ sở để xây dựng tài liệu hướng dẫn cho phụ huynh và giáo viên ở chương 1.
2. Về thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện về trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ Tự kỷ. Từ đó luận án đánh giá thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ Tự kỷ và các biện pháp phát triển KNGT cho TTK trong các lớp hòa nhập ở trường mầm non theo yêu cầu và tiêu chí được xây dựng cụ thể ở chương 2. Việc đánh giá được thống nhất chặt chẽ với khung lý thuyết được xây dựng ở chương 1. Các nội dung đánh giá được trình bày tường minh với hệ thống số liệu, biểu bảng, sơ đồ cụ thể, mang tính khoa học và con số tin cậy, kết hợp giữa mô tả định lượng và phân tích định tính để rút ra các kết luận có tính chính xác cao về thực trạng phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ Tự kỷ.
3. Trên cơ sở đánh giá của chương 2, luận án xác định rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến mỗi hạn chế để đề xuất 10 biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ 3 - 4 tuổi. Các biện pháp được viết cụ thể, tường minh dễ áp dụng bao gồm: Mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện. Luận án đã thử nghiệm sư phạm trên 05 trường hợp nghiên cứu (case study) ở chương 3. Thử nghiệm được mô tả , tiến hành công phu và kết quả thử nghiệm đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ. Thành công của mỗi biện pháp được thử nghiệm là cơ sở để mỗi cơ sở Nhà trường, Trung tâm, giáo viên, phụ huynh có thể vận dụng vào trong việc nghiên cứu, đào tạo, hướng dẫn phụ huynh, giáo dục trẻ Tự kỷ nói chung và phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ nói riêng được tốt hơn.
Các kết quả nghiên cứu của luận án là điểm mới, của riêng NCS và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014
File đính kèm
1. Toàn văn luận án
2. Tóm tắt luận án Tiếng Việt
3. Tóm tắt luận án Tiếng Anh,
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM (VNIES)
Trụ sở chính: 101 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam
Website: www.vnies.edu.vn, Email: info@vnies.edu.vn
Điện thoại: (84-4)39423208; Fax (84-4) 38221521
DISSERTATION INFORMATION PAGE
Title of the dissertation: Methods of communication skills development for 3-4 years old children with autism
Speaciality: education;
Code: 62.14.01.02
Doctoral Candidate: Nguyen Thi Thanh
Education Organization: Viet Nam education Resource
Supervisors:
- Prof.Dr. Nguyen Van Le
- Prof.Dr. Le Van Tac
RESEARCH INFORMATION
1. In theory: On the basis of the research on national and international documentary, the author reviewed the literature, established theoretical framework for the dissertation. There are clarifying the concept and characteristics of the development process of communication skills of children with autism, methods developing communication skills for children with autism. Determining the impact given by teachers in inclusive education environment on development communication skills. Theoretical reviewing of inclusive education for children with autism. Proposing methods to develop communication skills for children with autism in inclusive classrooms in preschools then developing guidance manuals for parents and teachers and all presented in chapter 1.
2. In practice: The dissertation researched overall on children with autism, communication skills of children with autism. The dissertation evaluated current reality of communication skills of children with autism and the methods to develop communication skills for children with autism in inclusive classrooms in preschools accordance with requirements and criteria that were concretely describled in the chapter 2. The evaluation was tightly conincided theoretical framework built in the chapter 1. Evaluation contents were presented transparently accordance with data system, figures, tables that all were scientific and reliability, involved both both descriptive quantitative and qualitative measurements for highly exact conclusions about the reality of communication skills of children with autism.
3. On the basis of chapter 2, the dissertation clearly determined the limitation and its causes in order to propose 10 methods to develop communication skills for children with autism 3-4 years old. Those methods were stated concretely, clearly and feasiably, include objective, content, procedure and implement condition. The dissertation educationally experimented on 05 cases study in chapter 3. The experiment was describled, carefully implemented and experiment results were proved the feasibility of proposed methods in development communication skills for children with autism 3-4 years old. The success of each method is a reference for schools, centers, teachers, parents who are able to apply those in research, training, parent guidance, education for children with autism and particularly development of communication skills for children with autism.
The research results presented in this dissertation are new, owned by the author and do not duplicate with previous domestic and foreign research.
Hanoi, April 1 2014