Thông tin về luận án "Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm ở học phần Tiếng Việt thực hành "

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin về luận án "Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm ở học phần Tiếng Việt thực hành", Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, Nghiên cứu sinh: Đỗ Thu Hà

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

     Tên luận án:  Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm ở  học phần  Tiếng Việt thực hành
     Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt   -  Mã số: 6214.0111
     Nghiên cứu sinh: Đỗ Thu Hà   Khóa đào tạo: 2009 - 2012
     Cán bộ hướng dẫn:  1) PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng  2) PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh
     Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
     1. Về mặt lí luận: Luận án đã phân tích và hệ thống được những vấn đề lí luận cơ bản về kĩ năng nói dưới góc nhìn của lí thuyết giao tiếp và lí thuyết dạy học hiện đại. Xác lập được những kĩ năng nói bộ phận cần phát triển cho sinh viên sư phạm bao gồm 5 kĩ năng: Kĩ năng dẫn nhập, Kĩ năng thông báo, Kĩ năng trao đổi thảo luận, Kĩ năng thuyết phục, Kĩ năng kết thúc; đồng thời xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá từng kĩ năng này. Từ việc phân tích thực trạng về hệ thống bài tập ở học phần Tiếng Việt thực hành được dùng trong các trường sư phạm và thực trạng mức độ biểu hiện về kĩ năng nói của sinh viên sư phạm, luận án đã chỉ ra một số vấn đề bất cập và đề xuất cách khắc phục những bất cập trên bằng việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm ở học phần Tiếng Việt thực hành.
     2. Về thực tiễn: Hướng tới việc thiết kế hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm, luận án đã xác định 5 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập; xác định quy trình xây dựng gồm 6 bước. Trên cơ sở đó, thiết kế minh họa 108 bài tập cho 6 nhóm nhằm phát triển các kĩ năng: dẫn nhập, thông báo, trao đổi thảo luận, thuyết phục, kết thúc, tổng hợp. Một số bài tập đại diện cho các nhóm, các dạng trích trong chương 2 được phân tích kĩ trên những phương diện: mục đích bài tập, dạng bài tập, định hướng giải quyết bài tập, một số yêu cầu khi sử dụng bài tập, những biến dạng của bài tập. Kết quả phân tích giúp cho giảng viên, sinh viên… hiểu sâu hơn về hệ thống bài tập, mở rộng khả năng sản sinh của hệ thống bài tập theo yêu cầu, điều kiện cụ thể trong thực tiễn dạy học. Để giáo viên thuận lợi hơn khi vận dụng hệ thống bài tập trong thực tiễn dạy học, luận án đã đề xuất phương hướng với những gợi ý cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức.
      3. Hệ thống bài tập đã được thử nghiệm ở 3 trường cao đẳng sư phạm trên đối tượng sinh viên các khoa Toán và Ngoại ngữ trong 2 vòng của 2 năm học 2012-2013; 2013-2014. Kết quả thực nghiệm được phân tích xử lí theo phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục bằng phần SPSS đã cho thấy mức độ đạt được về kĩ năng nói của sinh viên nhóm lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng, tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ tính khả thi của giả thuyết khoa học đã đề ra và là cơ sở để chúng tôi đưa ra nhận xét: Xây dựng  hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm là một hướng nghiên cứu đúng đắn và thể triển khai được trong dạy học Tiếng Việt thực hành ở các trường/khoa sư phạm. 
      Cán bộ hướng dẫn khoa học                                                        Nghiên cứu sinh

      PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng
      PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh                                                            Đỗ Thu Hà


DISSERTATION INFORMATION 

     Dissertation title: Building the exercises system of developing speaking skill for pedagogical students in practicing Vietnamese modules.
     Code: 62 14 1004. Major: Theories and methodologies of Literature and Language

     Author: Do Thu Ha

     Supervisors:     1) Nguyen Thuy Hong, Associate Prof. PhD

                            2) Nguyen Thi Hanh, Associate Prof. PhD

     Training institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences

New academic and theoretical contribution; New ideas being drawn from the findings  of  research:
     1. About theories: This thesis analyzed and arranged the basic theories of the speaking from the view communication theory and modern teaching one. This thesis also established the small speaking skills belong to speaking skill that need to develop pedagogical skills, included in: introduction skill, notification skill, communication skill, persuasion skills and ending problems skill. At once, we designed specific criteria in order to assess each skill. Basing on analyzing of the status of exercises system in practicing Vietnamese module at the pedagogical  universities and the state levels of expression of pedagogical students' speaking skills, this thesis pointed out some disadvantages and suggested ways to overcome ones by building the exercises system of developing speaking skill for pedagogical students  in practicing Vietnamese modules.
     2. About practice: This thesis identified five principles of exercises system building and process consisted of six steps to design the exercises system of developing speaking skill for pedagogical students in practicing Vietnamese modules. From this researching, we designed are 108 exercises with 6 groups of development skills exercises: introductory, notifications, discussion, persuasion, ending; complex. Some exercise represent some groups, the formats belong to chapter 2 were researched very clearly on the aspects: the purpose’s exercises, the format’s exercises, the same format’s exercises. The results will help lecturers, students…understand to the exercises system, expand the capacity of creative in the conditional in the present. We also recommended the suggestions of aims, requirements, contents, methods collection in to line of action to easy apply for teachers.
     3. Result’s thesis had been tested at 3 pedagogical colleges, focused on students of  mathematics, Foreign Faculty, in 2012-2013, 2013-2014. The experimental pedagogical results were analyzed follow the mathematical statistical methods in science education with SPSS. The results of experimental shown that experimental student groups were higher than the other groups. It was significant differences. This also demonstrates the feasibility of scientific hypotheses of this thesis and basing on results, we conclude: Building the exercises system of developing speaking skill for pedagogical students is the right research direction and can deploy in practicing Vietnamese modules at pedagogical /universities/colleges faculty effectively.
                          Instructors                                                                       Author

1. Associate Prof. PhD. Nguyen Thuy Hong
2. Associate Prof. PhD Nguyen Thi Hanh                                                 Do Thu Ha


File đính kèm:

1. Toàn văn luận án
2. Tóm tắt luận án tiếng Việt
3. Tóm tắt luận án tiếng Anh