TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Tên đề tài: Quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số: 9 14 01 14
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Hà Giang Khóa: 2014
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Văn Sơn;
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thanh
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về quản lí Thực tập sư phạm (TTSP) trong đào tạo giáo viên nói chung, đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) nói riêng theo chuẩn đầu ra về năng lực sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Xuất phát từ những yêu cầu đặt ra đối với năng lực người GVMN, đối với TTSP và quản lý TTSP, luận án phân tích nội hàm của các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra trong quản lí TTSP theo từng khía cạnh thực tiễn của hoạt động TTSP trong đào tạo GVMN ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc.
Phát hiện và làm sáng tỏ thực trạng hoạt động TTSP, quản lí TTSP ở các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc. Thông qua các thông tin khảo sát và phân tích số liệu thu được từ thực tiễn cho thấy quản lý TTSP trong đào tạo GVMN hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập cần được khắc phục.
Luận án đề xuất 06 biện pháp nhằm duy trì và phát triển công tác quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc, đồng thời khẳng định hiệu quả các biện pháp đó bằng phương pháp chuyên gia và thực nghiệm. Các biện pháp được đề xuất đều có cơ sở lí luận định hướng, dựa trên tiếp cận chức năng quản lí giáo dục, được cấu trúc thống nhất, có mối quan hệ tác động chặt chẽ với nhau. Đó chính là cơ sở để các trường cao đẳng trong khu vực có định hướng đổi mới phương pháp quản lý TTSP nhằm nâng cao chất lượng đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực sư phạm mầm non và đổi mới giáo dục hiện nay.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS Phạm Văn Sơn PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh | NGHIÊN CỨU SINH
Lê Thị Hà Giang |
A BRIEF ACCOUNT OF THE
NEW FINDINGS OF THE DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation title: Management of pedagogic probation in training of preschool teachers in pedagogic colleges in the Northwestern region to meet new demand of education and training reforms.
Major: Education management Code: 9 14 01 14
Student: Lê Thi Ha Giang Batch: 2014
Instructor: 1. Assoc. Prof.PhD. Pham Văn Son;
2. Assoc. Prof.PhD. Nguyen Xuan Thanh
Education institution: Academy of Vietnam Education science
THE NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION
The dissertation contributes not only to supplement and enrich the theory of management of pedagogic probation (PP) in training of teachers in general but also training of preschool teachers (PST) in particular, in accordance with the output standards of pedagogic profession for preschool teachers in the context of education reforms. Based on the requirements set for the competency level of preschool teachers, by PP and management of PP, the dissertation analyses the comprehensive functions such as planning, organising, directing and reviewing the management of PP as per practical aspects of PP in addition to the activities of educating and training of preschool teachers in mountainous areas, where many ethnic groups live.
It highlights and clarifies the current status of PP activities and the management of PP activities in colleges in the mountainous areas, where many ethnic groups live together. In the light of the survey and the analysis of practical data analysis, it is concluded that the management of PP in PST now has many shortcomings that need to be overcome.
It is proposed that six measures are taken up in order to maintain and develop the management of PP in the education and training of preschool teachers in the colleges in Northwestern region. At the same time the effectiveness of these measures is ratified by the professional and experimental methods. The proposed measures, having a theoretical and oriental basis and based on an approach to the management of education, are structured uniformly and in a close mutual interaction relationship. This is the basis for the colleges in the area to reorient their innovative methods to manage PP activities in order to improve the quality of training preschool teachers so that they meet the requirements of human resources for pre-school education and for education reforms.
Ha Noi, , 2018
INSTRUCTED BY | STUDIED BY | |
Assoc. Prof. PhD
Pham Van Son | Assoc. Prof. PhD
Nguyen Xuan Thanh |
Le Thi Ha Giang |