Luận án: “Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ”.
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ ĐÔNG PHƯƠNG
2. PGS.TS. ĐỖ THỊ BÍCH LOAN
Nghiên cứu sinh: Lê Đình Huấn
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới của luận án:
Những tư tưởng, quan điểm và kết quả nghiên cứu của những người đi trước, các công trình nghiên cứu liên quan, được trích dẫn trong luận án đều được tác giả ghi nhận trong phần tài liệu tham khảo.
Phần tổng quan đã tóm lược được những tư tưởng chính của những công trình nghiên cứu đi trước, trong và ngoài nước và chỉ ra được những điểm cần kế thừa cũng như những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Khung lý luận xây dựng dựa trên việc xác định đúng các nội dung lý luận cơ bản, đặc biệt chú trọng phân tích đặc điểm của đào tạo tín chỉ, phân biệt với niên chế, ưu nhược điểm của đào tạo tín chỉ. Từ đó luận án đưa ra 12 nội dung quản lý dựa theo tiếp cận quá trình đào tạo.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn định lượng và định tính để đưa ra những số liệu và nhận xét phong phú về thực trạng. Mẫu khảo sát đa dạng, đủ lớn. Mô tả mẫu khảo sát và phương pháp nghiên cứu tường minh. Số liệu được xử lý tương đối tốt bằng thống kê toán học.
Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đã đề xuất được 6 giải pháp quản lý nhằm giải quyết những vấn đề bất cập trong thực tiễn.
Luận án đã thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Những giải pháp quản lý mà tác giả đề xuất có khảo nghiệm và thực nghiệm, là minh chứng cho những đóng góp mới của tác giả cả về lý luận và thực tiễn.
Major: Educational management
Code: 9 14 01 14
Training course: 2013
Supervisors: 1. Dr. LE DONG PHUONG
2. Assoc. Prof. Dr. DO THI BICH LOAN
PhD student: Le Dinh Huan
Training institution: Vietnam Institute of Educational Sciences (VNIES)
New contributions of the thesis:
The ideas, views and research findings of the predecessors and the related research works cited in the thesis are noted by the author in the references.
The overview has summarized the main ideas of the previous research works, both home and abroad, and indicated the points that should be inherited as well as the issues that should be further studied.
The theoretical framework is established on the correct recognition of basic reasoning contents, paying special attention to analyzing the characteristics of the credit-based training system, distinguishing it from the year-based system, and the advantages and disadvantages of the credit-based training. Therefrom, the thesis comes up with 12 management ideas based on training process approach.
The methods of quantitative and qualitative practical research are employed to produce abundant data and comments on the actual situation. The survey forms are various and sufficiently large. The description of the survey samples and research methods are clear-cut. The data are relatively well-processed by mathematical statistics.
From exploration of theories and the actual situation, the author has proposed 6 management solutions to solve the actual shortcomings.
The thesis has completed the set research tasks. The management solutions proposed by the author have been tested and experimented, serving as a testament to the author's new contributions both in theory and practice.