Thông tin giáo dục quốc tế số 6 (Lưu hành nội bộ)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Chủ đề: Lãnh đạo trường học nhằm cải thiện hệ thống quản lý giáo dục Phần Lan

 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC CỦA OECD
Andrew Hargreaves, Rapporteur
Gábor Halász
Beatriz Pont


1. Giới thiệu

Lãnh đạo trường học các nước OECD đang đối mặt với những thách thức và áp lực kỳ vọng ngày càng cao đối với giáo dục và nhà trường trong thế kỷ mà công nghệ phát triển nhanh chóng và liên tục, di cư ồ ạt và kinh tế toàn cầu gia tăng (OECD, 2001). Các quốc gia đấu tranh chuyển đổi hệ thống giáo dục nhằm trang bị cho thanh thiếu niên những kiến thức cần thiết và kỹ năng làm việc trong thế giới không ngừng thay đổi, lãnh đạo trường học đang thay đổi hoàn toàn vai trò và sự kỳ vọng. Các nhà quản lý giáo dục không đơn thuần là người quản lý tốt mà còn là người lãnh đạo trường học với vai trò các tổ chức học tập. Lãnh đạo trường học hiệu quả được xem là trung tâm trong cải cách giáo dục quy mô lớn và cải thiện kết quả giáo dục.

OECD xây dựng các hoạt động cung cấp và phân tích thông tin tới các nhà hoạch định chính sách, hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chính sách lãnh đạo trường học nhằm cải thiện chất lượng dạy và học. Hoạt động này có mục tiêu sau đây: (i) tổng hợp nghiên cứu các vấn đề cải tiến lãnh đạo trường học, (ii) xác định các sáng kiến và phương pháp thực hành chính sách thành công, (iii) tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và chọn lựa chính sách giữa các nước; và (iv) xác định những chọn lựa chính sách mà chính phủ quan tâm.

Cụ thể hơn, hoạt động này nhằm hỗ trợ phát triển chính sách thông qua việc cung cấp các báo cáo phân tích sâu các phương pháp tiếp cận khác nhau tới lãnh đạo trường học- vấn đề được tóm tắt trong những câu hỏi quan trọng sau đây:

• Vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo trường học theo cơ cấu quản trị khác nhau là gì? Các chính sách và điều kiện nào sẽ hứa hẹn lãnh đạo nhà trường đạt hiệu quả cao nhất trong việc cải thiện kết quả học tập?

• Làm thế nào để phát triển và hỗ trợ tốt nhất lãnh đạo trường học hiệu quả? Chính sách và phương pháp thực hành nào thuận lợi nhất cho lãnh đạo trường học hiệu quả?

Các tiếp cận bổ sung song song đã được xây dựng, để đáp ứng hiệu quả hơn những câu hỏi trên. Mặt khác, 22 quốc gia tham gia đã có báo cáo quốc gia cơ bản trong khung báo cáo chung (dải phân tích). Ngoài ra, sẽ bổ sung các ví dụ về thực tiễn đổi mới như một số nghiên cứu điển hình về: a) lãnh đạo trường học nhằm cải thiện hệ thống và; b) đào tạo và phát triển lãnh đạo nhà trường. Cách tiếp cận này cho phép thu thập thông tin cần thiết để so sánh sự phát triển của từng quốc gia đồng thời áp dụng hướng tiếp cận đổi mới và mong muốn về hoạch định chính sách.

Phần đầu tiên trong nghiên cứu điển hình tập trung vào khái niệm lãnh đạo trường học trong quá trình cải thiện hệ thống dựa trên bộ tiêu chí (Xem Hộp 1). Lãnh đạo trường học hướng dẫn hoạt động tổng thể, lãnh đạo trường học hiệu quả không biệt lập trong các cơ quan hoặc ở vị trí chính thức, thay vào đó là sự phân quyền lãnh đạo tới từng cá nhân trong trường học. Hiệu trưởng, nhà quản lý, lãnh đạo học thuật, trưởng khoa và giáo viên có thể đóng vai trò lãnh đạo hướng tới mục tiêu giáo dục lấy việc học làm trung tâm. Việc phân quyền lãnh đạo cụ thể có ảnh hưởng khác nhau tùy theo yếu tố quản lý nhà nước và cơ cấu quản lý, quyền tự chủ ở cấp trường, quy định trách nhiệm, sự phức tạp và quy mô trường học, và mức độ thành tích học tập của học sinh, từ đó định hình mô hình lãnh đạo trường học. Do đó, hiệu trưởng có thể đóng vai trò người quản lý, là người lãnh đạo khi trường học là một tổ chức học tập. Ngoài ra, giáo viên có thể trở thành người cố vấn chương trình học hoặc là trưởng khoa và hợp tác cùng các giáo viên, quản trị viên và thậm chí với sinh viên và cộng đồng trong việc theo đuổi các mục tiêu chung của trường học. Trong những cộng đồng này, mọi người có thể tương tác xây dựng cộng đồng học tập gắn kết và hiệu quả.

Quan điểm này chỉ ra một số lĩnh vực cụ thể cần tập trung, thường trực trong các thể chế quản lý khác nhau theo đó các hệ thống trường học khác nhau đều có thể triển khai:

• “Cải thiện hệ thống”, nơi lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm góp sức vào thành công trường học nói chung và trường học của riêng mình; hoặc nơi mà các nhóm khu vực/nhóm địa phương mời các lãnh đạo cộng tác, hỗ trợ đạt các mục tiêu học tập của học sinh.

• Trường học có quan hệ đối tác hoặc hợp tác với các tổ chức khác trong đó công tác tổ chức và quản lý có sự phân quyền lãnh đạo giữa các cá nhân, tổ chức và các nhóm.

• Cộng đồng học tập cấp trường kết hợp quyền lãnh đạo từ nhà quản lý và giáo viên, cũng như từ học sinh và phụ huynh nhằm xây dựng “cộng đồng chuyên môn” và “hiệu quả tập thể” dựa trên cam kết chia sẻ các mục tiêu học tập thách thức, trách nhiệm tập thể đối với kết quả học tập và thành tích của học sinh, liên tục cải tiến theo hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu tập thể, và sự tham gia của cán bộ, học sinh và cộng đồng.

Hộp 1. Tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu điển hình đổi mới

Đổi mới mô hình tổ chức và quản lý trường học theo kiểu lãnh đạo phân quyền. Các hoạt động trong nghiên cứu điển hình cần:
- Nghiên cứu điển hình phản ánh sự đa dạng hệ thống quản lý giáo dục, việc phân bổ tài chính, và thể hiện văn hóa chính trị quốc gia trong hoạt động;
- Sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan;
- Triển khai phương pháp thực hành trong một giai đoạn đủ để xây dựng khả năng thực hiện hoạt động;
- Phương pháp thực hành tập trung vào kết quả giáo dục và phản ảnh rõ lý thuyết hành động dựa trên nghiên cứu hiện nay, hứa hẹn đạt kết quả;
- Phương pháp thực hành chứng minh kết quả ban đầu rằng hoạt động đang hướng tới kết quả mong muốn;
- Truy cập đầy đủ trang web và các dữ liệu liên quan;
- Các trường hợp điển hình chứng minh đổi mới mô hình tổ chức và quản lý trường học theo kiểu lãnh đạo phân quyền;
- Có định hướng hệ thống xác định hành vi và ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo đến kết quả học tập học sinh trong toàn trường hoặc hệ thống lớn hơn, phát hiện tương tác giữa trường học và các yếu tố giáo dục hoặc hệ thống cộng đồng.

Tham quan nghiên cứu điển hình ở Phần Lan

OECD chọn Phần Lan là một ví dụ về cách tiếp cận hệ thống đối với lãnh đạo trường học, đây là cách tiếp cận cụ thể về hệ thống phân quyền lãnh đạo. Từ việc đọc tài liệu và thảo luận với đại diện của Phần Lan, cách tiếp cận này dường như phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn trong nghiên cứu điển hình của OECD (Hộp 1) và sẽ đại diện cho mô hình hợp tác lãnh đạo hệ thống phục vụ lợi ích của học sinh và thành tích trường học.

Báo cáo này dựa trên chuyến tham quan nghiên cứu Phần Lan của nhóm OECD, Bộ Giáo dục Phần Lan tổ chức theo yêu cầu của OECD. Nhóm nghiên cứu thu thập được thông tin: quan điểm của Phần Lan về chính sách lãnh đạo và một số ví dụ thực tiễn lãnh đạo trong các vùng đô thị tự trị và trường học tại các khu vực khác nhau ở Phần Lan (Tampere và Jarvenpaa).

Mục đích của báo cáo nhằm cung cấp thông tin và phân tích cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu về các mô hình tổ chức trường học cũng như các phương pháp tiếp cận quản lý và lãnh đạo để cải thiện hệ thống. Báo cáo mô tả cách mà Phần Lan áp dụng những sáng kiến thành công và phương pháp thực hành đổi mới phân quyền lãnh đạo. Báo cáo cũng cung cấp một số nền tảng lý thuyết về cách hiểu và tác động của lãnh đạo hệ thống. Nhóm nghiên cứu đánh giá các tài liệu mới về sự phát triển của Phần Lan như một nền kinh tế tri thức tiên tiến và thành tích cao, và nguyên nhân tăng các chuẩn thành tích giáo dục trong thập kỷ qua. Tiếp theo là đánh giá các phương pháp tiếp cận lãnh đạo hệ thống của đất nước này và rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất một số kiến nghị áp dụng bền vững các phương pháp tiếp cận này ở Phần Lan”.
 
(còn tiếp ...)

Nguồn: School leadership for systemic improvement in Finland: A case study report for the OECD activity, Improving school leadership, December 2007.

Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: ThS. Vương Hồng Hạnh
Người dịch: Nguyễn Thị Thu Trang

Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn