MỤC LỤC
SỐ 03 - THÁNG 03 NĂM 2018
| NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN: |
|
1 | Thái Văn Thành; Phan Hùng Thư; Nguyễn Ngọc Hiền | Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và Cách mạng công nghiệp 4.0 |
2 | Phan Trọng Ngọ; Lê Minh Nguyệt | Lí thuyết kinh nghiệm của J.Dewey và vận dụng vào dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục |
3 | Hoàng Gia Trang | Thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở |
4 | Đỗ Ngọc Thống | Phương pháp dạy học Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực |
5 | Nguyễn Thị Thúy Hoa | Vận dụng triết lí Kaizen nâng cao chất lượng nghề nghiệp của giảng viên đại học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo |
6 | Nguyễn Đức Huy | Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên cao cấp tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam |
7 | Nguyễn Thị Thanh Trà | Các thành tố của quá trình đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực |
8 | Nguyễn Thị Liên; Ngô Vũ Thu Hằng | Phát triển tư duy phê phán cho học sinh qua bài học môn Đạo đức của chương trình Giáo dục công dân mới |
9 | Lê Tuấn Anh; Vũ Đình Phượng | Trang bị một số nội dung của CLIL cho sinh viên ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh |
10 | Trần Trung | Khai thác bối cảnh thực trong dạy học Toán ở trường trung học phổ thông |
11 | Đặng Thị Thu Huệ | Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học môn Toán trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh |
12 | Kiều Mạnh Hùng; Nguyễn Thanh Hưng | Dạy học môn Toán ở trường phổ thông theo hướng hình thành năng lực cho học sinh |
13 | Chu Thị Mai Hương | Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông |
14 | Phạm Xuân Chung; Nguyễn Ngọc Bích | Vận dụng dạy học theo hợp đồng học phần Hình học tuyến tính cho sinh viên ngành Sư phạm Toán |
15 | Nguyễn Đạt Đạm | Nguyên nhân và một số biện pháp phòng, chống Stress ở học viên các trường đại học quân sự |
| NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC: |
|
16 | Mai Trung Hưng | Phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay |
17 | Nguyễn Thị Lan Phương và Nhóm nghiên cứu | Chất lượng và hiệu quả triển khai sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục |
18 | Lê Thị Tuyết Hạnh | Hồ sơ trí năng sinh viên Trường Đại học Vinh nhìn từ thuyết Đa trí năng |
19 | Nguyễn Quyết | Những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng Facebook của sinh viên đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh |
20 | Lê Thị Trung | Hướng dẫn dạy học tích hợp cho sinh viên thông qua học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Công nghệ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu |
21 | Vũ Thị Thảo; Vương Hồng Hạnh | Quản lí hoạt động dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Nghề Giao thông Vận tải Trung ương 2 - Hải Phòng |
22 | Nguyễn Hồng Thúy | Thực trạng dạy học hợp tác ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội |
| NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI: |
|
22 | Nguyễn Bách Thắng | Kinh nghiệm một số nước về phát triển nguồn nhân lực và vận dụng vào Việt Nam |
TÓM TẮT:
1 | PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
THÁI VĂN THÀNH Email: thaivanthanhdhv@yahoo.com PHAN HÙNG THƯ Email: thuph@vinhuni.edu.vn NGUYỄN NGỌC HIỀN Email: ngochiendhv@gmail.com Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến việc phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bài, tác giả trình bày rõ: 1/ Sự cần thiết phải phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và Cách mạng công nghiệp 4.0; 2/ Quy trìnhphát triển chương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận CDIO; 3/ Một số kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực; 4/ Đánh giáchương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực. Theo nhóm tác giả bài viết, sự nghiệp đổi mới giáo dục và Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực. Để làm được điều đó, cần triển khai quy trình trên một cách đồng bộ, hiệu quả. Từ khóa: Chương trình đào tạo; đào tạo giáo viên; tiếp cận năng lực; đổi mới giáo dục; Cách mạng công nghiệp 4.0. |
2 | LÍ THUYẾT VỀ KINH NGHIỆM CỦA J. DEWEY VÀ VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
PHAN TRỌNG NGỌ Email: ngotamly@gmail.com LÊ MINH NGUYỆT Email: nguyet.daihocsupham@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết phan tích những luận điểm cốt lõi trong lí luận của J.Dewey về kinh nghiệm và giáo dục, dạy học dựa vào kinh nghiệm. Theo đó, giáo dục chính là cuộc sống; giáo dục trong kinh nghiệm, vì kinh nghiệm, của kinh nghiệm và do kinh nghiệm. Điểm nhấn trong triết lí của J. Dewey là: kinh nghiệm là hành động (việc làm) có tính thử nghiệm, là hành động suy ngẫm (phản tư). Sự phát triển của cá nhân chính là sự tăng trưởng các kinh nghiệm có tính giáo dục. Trải qua các hành động kinh nghiệm, cá nhân một mặt tìm kiếm và sáng tạo các giải pháp, các lí luận, mặt khác chuyển hoá các tri thức có tính lí luận, trừu tượng, sách vở thành các tri thức có nội dung đối tượng và có ích cho mình, qua đó làm tăng trưởng kinh nghiệm, hình thành và phát triển năng lực thích ứng với đời sống thực và thay đổi. Từ khoá: J.Dewey; kinh nghiệm; nguyên lí của kinh nghiệm; giáo dục dựa vào kinh nghiệm.
|
3 | THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN TÂM LÍ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HOÀNG GIA TRANG Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: hoanggiatrang@gmail.com
Tóm tắt: Bài viết trình bày vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với việc tư vấn tâm lí cho học sinh cấp Trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo viên chủ nhiệm hiểu biết về năng lực tư vấn tâm lí. Đồng thời, họ có thái độ tích cực, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ học sinh có khó khăn tâm lí. Trong bài, tác giả phân tích rõ cần bồi dưỡng, rèn luyện cho giáo viên chủ nhiệm các kĩ năng tư vấn tâm lí nhiều hơn để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Qua đó, các nhà trường có thể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Từ khóa: Năng lực; tư vấn tâm lí; giáo viên chủ nhiệm; trường Trung học cơ sở.
|
4 | PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
ĐỖ NGỌC THỐNG Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: thongdongoc@yahoo.com
Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ và thống nhất cách hiểu về phương pháp dạy học, từ đó phân biệt sự khác nhau giữa dạy học theo nội dung với dạy học phát triển năng lực. Cũng trong bài viết, tác giả phân tích cách hiểu về phương pháp dạy học, sự khác nhau giữa dạy học nội dung và dạy học phát triển năng lực. Theo tác giả, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên khi thực hiện dạy học; quy định mô hình hoạt động của giáo viên nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh đối tượng và đạt được mục tiêu bài học. Dạy học Ngữ văn theo hướng nội dung chủ yếu là thầy cô giảng giải cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ đó cho học sinh nghe, đọc cho học sinh chép lại những cảm xúc và suy nghĩ của chính thầy cô về áng văn ấy. Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi giáo viên phải biết tổ chức hoạt động trong giờ học để học sinh làm việc, trao đổi, tranh luận, từ đó tự rút ra kết luận về các kiến thức và nội dung vấn đề. Cái hay cái đẹp của văn bản - tác phẩm được khám phá bởi chính người học, theo quan niệm, trình độ và tâm lí, tình cảm, nhận thức của học sinh. Từ khóa: Phương pháp dạy học; môn Ngữ văn; phát triển năng lực.
|
5 | VẬN DỤNG TRIẾT LÍ KAIZEN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN THỊ THÚY HOA Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Email: nguyenhoanvhn@gmail.com
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng giảng viên là quá trình làm tốt hơn năng lực nghề nghiệp của họ, giúp họ nâng cao cả về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng và thái độ nghề nghiệp trên cơ sở năng lực đã có. Yêu cầu về chất lượng giảng viên bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và kĩ năng sư phạm. Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi giảng viên luôn phải cập nhật tri thức, cải tiến phương thức làm việc. Vận dụng triết lí Kaizen làm tăng năng suất và hiệu quả công việc là việc làm cần thiết của mỗi giảng viên đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Từ khóa: Triết lí Kaizen; chất lượng nghề nghiệp; giảng viên.
|
6 | THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CAO CẤP TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM
NGUYỄN ĐỨC HUY Văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước Số 01 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Email: ndhuy@moet.edu.vn
Tóm tắt: Phát triển giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu và là yếu tố cơ bản phát triển bền vững của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, trong nhưng năm qua, Việt Nam luôn chăm lo tới phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhất là đội ngũ giảng viên cao cấp. Bài viết này đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển giảng viên cao cấp tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân để trở thành nguồn tham khảo cho nhà quản lí giáo dục hiện nay. Từ khóa: Giảng viên cao cấp; giáo dục đại học; quản lí giáo dục; giáo sư; phó giáo sư.
|
7 | CÁC THÀNH TỐ CỦA QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
NGUYỄN THỊ THANH TRÀ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: tratlgd@gmail.com
Tóm tắt: Quan điểm đánh giá theo tiếp cận năng lực đang được vận dụng vào trong các môn học ở mọi cấp học. Môn Giáo dục học là môn học hướng vào việc hình thành và phát triển năng lực nghề cho sinh viên sư phạm nên việc tổ chức dạy học và đánh giá môn học này theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết. Bài viết này nêu lên khái niệm về đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực và các thành tố cụ thể của quá trình đánh giá đó nhằm giúp người giảng viên nâng cao chất lượng việc dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học này theo tiếp cận năng lực. Từ khóa: Môn Giáo dục học; đánh giá kết quả học tập; tiếp cận năng lực.
|
8 | PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH QUA BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN MỚI
NGUYỄN THỊ LIÊN Emai: liensupham@gmail.com NGÔ VŨ THU HẰNG Email: hangnvt@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: Tư duy phê phán là một công cụ tư duy quan trọng của con người. Phát triển tư duy phê phán là một trong những mục tiêu của giáo dục nói chung và mục tiêu môn giáo dục công dân nói riêng. Trong bài viết này, nhóm tác giả đề cập đến một số vấn đề lí luận về tư duy phê phán và phát triển tư duy phê phán cho học sinh tiểu học qua môn Đạo đức. Với năng lực tư duy phê phán, học sinh Việt Nam không chỉ được trang bị để trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước mà còn được trang bị để trở thành người “công dân toàn cầu” – phù hợp với yêu cầu mới đặt ra cho chính chương trình giáo dục công dân trên thế giới hiện nay. Từ khóa: Tư duy; tư duy phê phán; học sinh tiểu học; chương trình giáo dục công dân; môn Đạo đức.
|
9 | TRANG BỊ MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CLIL CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN DẠY BẰNG TIẾNG ANH
LÊ TUẤN ANH Email: letuananh11@hotmail.com VŨ ĐÌNH PHƯỢNG Email: vdphuong.toantinsp@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết trình bày việc trang bị một số nội dung của CLIL (Content and Language Integrated Learning) cho sinh viên ngành sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh, bao gồm: Khái niệm CLIL và những thành tố cốt lõi của CLIL, nguyên nhân cần trang bị CLIL cho sinh viên, những nội dung của CLIL sinh viên cần nắm được và những biện pháp trang bị CLIL cho sinh viên. Vì thế, sinh viên ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh cần được trang bị CLIL để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông một cách hiệu quả. Từ khóa: CLIL; sinh viên sư phạm; dạy toán bằng tiếng Anh.
|
10 | KHAI THÁC BỐI CẢNH THỰC TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRẦN TRUNG Học viện Dân tộc Email: trungt1978@gmail.com
Tóm tắt: Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Toán học thúc đẩy mạnh mẽ các quá trình tự động hóa trong sản xuất, mở rộng nhanh phạm vi ứng dụng và trở thành công cụ thiết yếu của mọi khoa học. Trong bài viết này, chúng tôi khai thác bối cảnh thực của học sinh, khi đó học sinh là chủ thể, được trực tiếp trải nghiệm trong tình huống thực tiễn, là những điều xảy ra trong chính cuộc sống hằng ngày, có tác động trực tiếp đến người học. Từ đó, đề xuất hoạt động sư phạm đối với giáo viên để khai thác bối cảnh thực của học sinh trong dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng: Phân tích một số bài tập điển hình có nội dung thực tiễn gắn với sinh hoạt hàng ngày của học sinh giúp các em góp phần hiểu sâu bản chất toán học; Khai thác các sự việc có thực trong cuộc sống của mỗi học sinh để gắn vào toán học, thích hợp phục vụ dạy học toán ở trường trung học phổ thông. Từ khóa: Bối cảnh thực; tình huống thực tiễn; học sinh; dạy học Toán.
|
11 | THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN TOÁN TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
ĐẶNG THỊ THU HUỆ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: huedtt74@gmail.com
Tóm tắt: Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc khơi dậy và phát triển năng lực sáng tạo của mỗi con người. Yêu cầu của giáo dục ngày nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức cho học sinh mà quan trọng hơn là phải giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức bằng việc phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, phương tiện mới, cách giải quyết mới để tạo ra kết quả mới. Bài viết phân tích ưu thế của phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” với việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Toán; đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán Trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh và đưa ra ví dụ minh họa. Từ khóa: Năng lực sáng tạo; phát triển năng lực sáng tạo; hoạt động trải nghiệm sáng tạo; môn Toán; Trung học cơ sở.
|
12 | DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
KIỀU MẠNH HÙNG Email: kmhungdhtn@gmail.com NGUYỄN THANH HƯNG Email: hunglapthao.dhtn@gmail.com Trường Đại học Tây Nguyên 567 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết trình bày một số vấn đề về năng lực, sự khác biệt giữa dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và dạy học theo hướng tiếp cận nội dung cho học sinh. Nhóm tác giả nêu lên 7 nhóm năng lực cần hình thành cho học sinh khi dạy học môn Toán là: Năng lực phán đoán, năng lực mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát; Năng lực xây dựng các khái niệm, quy tắc, các quan hệ toán học theo hệ thống từ các trường hợp riêng đến trường hợp tổng quát; Năng lực vận dụng các quy tắc suy luận trong giải toán; Năng lực vận dụng phép biện chứng của tư duy Toán học; Năng lực kết hợp quy nạp và suy diễn trong giải toán; Năng lực xây dựng và kiểm chứng giả thuyết; Năng lực phát hiện các đối tượng có chức năng gợi động cơ cho hoạt động tìm tòi kiến thức. Bên cạnh đó là những lưu ý cho giáo viên trong việc lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các năng lực phù hợp để hình thành cho học sinh khi dạy học môn Toán nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung, chương trình môn Toán mới ở trường phổ thông nói riêng. Từ khóa: Dạy học; môn Toán; năng lực; giáo viên; học sinh.
|
13 | VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC ĐỂ TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHU THỊ MAI HƯƠNG Trường Đại học Tây Bắc, Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam Email: chumaihuongttb@gmail.com
Tóm tắt: Đổi mới kiểm tra, đánh giá là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Bài viết trình bày về việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp điều tra, khảo sát tác giả đã xây dựng quy trình sử dụng sơ đồ hóa để kiểm tra, đánh giá, Từ đó, đề xuất phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá bằng sơ đồ thông qua các tình huống dạy học cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và góp phần làm phong phú các hình thức, phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá ở phổ thông. Từ khóa: Kiểm tra đánh giá; dạy học Lịch Sử; phương pháp sơ đồ; sơ đồ hóa kiến thức; trung học phổ thông.
|
14 | VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG HỌC PHẦN HÌNH HỌC TUYẾN TÍNH CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN
PHẠM XUÂN CHUNG Email: phamxuanchung77@gmail.com NGUYỄN NGỌC BÍCH Email: nnbich77@gmail.com Trường Đại học Vinh Số 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Tóm tắt: Tác giả bài viết trình bày về việc vận dụng dạy học theo hợp đồng học phần Hình học tuyến tính cho sinh viên ngành Sư phạm Toán. Học theo hợp đồng cho phép phân hóa trình độ người học, tạo điều kiện cho người học thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo khả năng phù hợp với trình độ phát triển cá nhân. Việc triển khai dạy học theo hợp đồng nhằm đạt mục tiêu sinh viên vừa là người trực tiếp tham gia vừa là người sau này biết áp dụng dạy học theo hợp đồng để dạy học ở trường phổ thông. Đồng thời giúp sinh viên chủ động thời gian học tập, hướng tới củng cố tính độc lập, tăng cường hợp tác trong học tập, tạo điều kiện để sinh viên tham gia hoạt động và lựa chọn nội dung học tập đa dạng, đảm bảo học sâu và hiệu quả. Từ khóa: Hình học tuyến tính; dạy học theo hợp đồng; hoạt động dạy học.
|
15 | NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG STRESS Ở HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ
NGUYỄN ĐẠT ĐẠM Học viện Chính trị 124 Ngô Quyền, Hà Đông, Hà Nội, Việt Na Email: nguyendambh@gmail.com
Tóm tắt: Stress ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập, rèn luyện của học viên các trường đại học quân sự. Phòng, chống stress cho học viên là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của từng học viên nói riêng và chất lượng giáo dục đào tạo của các trường đại học quân sự nói chung. Nội dung bài viết đề cập đến những ảnh hưởng, tác động của stress đối với hoạt động học tập, rèn luyện của học viên các trường đại học quân sự, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp phòng, chống stress cho học viên trong quá trình học tập, rèn luyện. Từ khóa: Stress;học viên; trường đại học quân sự.
|
16 | PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
MAI TRUNG HƯNG Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang 38 Thái Sanh Hạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang, Việt Nam Email: maitrunghung87@gmail.com
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế ở nước ta hiện nay nói chung, ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng là một trong những vấn đề mang tính then chốt, quyết định đến chất lượng của việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả việc phát triển nguồn nhân lực y tế sẽ trực tiếp đảm bảo cho nguồn nhân lực y tế ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long luôn có đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để có thể đáp ứng được với mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách phải giải quyết, cần phải xác định nhiều giải pháp đúng đắn để đạt được mục tiêu trên, song giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là giải pháp quan trọng và bền vững cho các trường cao đẳng y tế hiện nay. Từ khóa: Phát triển; nguồn nhân lực y tế; chăm sóc; vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
|
17 | CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAISÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG và Nhóm nghiên cứu Email: lanphuongkhgd@yahoo.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Số 4 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nôi, Việt Nam
Tóm tắt: Để phù hợp với xu thế dạy học hiện đại “dạy ngôn ngữ thông qua giao tiếp đọc, viết, nghe, nói” và đáp ứng định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục cần điều chỉnh về quan điểm dạy học “chân không về nghĩa”. Quy trình dạy học phát triển hợp lí cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và chú trọng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Bài viết đưa ra kết quả đánh giá của 18 chuyên gia ngôn ngữ và đánh giá giáo dục cùng kết quả khảo sát 1079 cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh ở Lào Cai, Nam Định, Hà Tĩnh, Tây Ninh và Kiên Giang về chất lượng và hiệu quả triển khai sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Từ khóa: Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục; năng lực; học sinh; chất lượng.
|
18 | HỒ SƠ TRÍ NĂNG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NHÌN TỪ THUYẾT ĐA TRÍ NĂNG
LÊ THỊ TUYẾT HẠNH Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, Vinh, Nghệ An, Hà Nội Email: lehanh@vinhuni.edu.vn
Tóm tắt: Quan điểm về trí năng của Howard Gardner đã mang đến cái nhìn mới về năng lực trí tuệ của con người và được xem là một trong những nền tảng lí thuyết cho giáo dục thế giới. Trên cơ sở khảo sát hồ sơ trí năng của 212 sinh viên và phỏng vấn nhóm, bài viết cung cấp một số thông tin về thực trạng trí năng người học tại Trường Đại học Vinh nhìn từ góc độ Đa trí năng của Howard Gardner. Dựa vào kết quả đó, để phát triển toàn diện người học, giáo dục Việt nam cần quan tâm một cách thiết thực hơn nữa đến các loại trí năng khác ngoài trí năng logic - toán học và trí năng ngôn ngữ. Từ khóa: Thuyết đa trí năng; hồ sơ trí năng; sinh viên; giáo dục; Trường Đại học Vinh.
|
19 | NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG MẠNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUYẾT Trường Đại học Tài chính Marketing 385 Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Email: nguyenquyetk16@gmail.com
Tóm tắt: Bài viết xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mạng facebook của sinh viên của các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở lí thuyết được phân tích và tổng hợp từ những nghiên cứu trước. Áp dụng phương pháp định lượng, cụ thể là phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy bội được sử dụng để phân dữ liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng facebook của sinh viên bao gồm: Sự hữu ích, chia sẻ nguồn lực, sự thưởng thức, sự hợp tác và môi trường xã hội. Từ khóa: Facebook; sinh viên; đại học ngoài công lập; mô hình hồi quy bội.
|
20 | HƯỚNG DẪN DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN THÔNG QUA HỌC PHẦN LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA - VŨNG TÀU
LÊ THỊ TRUNG Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu 689 Cách mạng Tháng Tám, Long Toàn, Bà Rịa, Vũng Tàu Email: letrungsp@gmail.com
Tóm tắt: Dạy học tích hợp theo chủ đề có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, phát huy vai trò của chủ thể sáng tạo, tự học sinh thu lượm được những kiến thức, những kĩ năng qua trải nghiệm thực tiễn của mình. Trong bài viết này tác giả muốn trình bày cách xây dựng và lựa chọn chủ đề cũng như phương pháp dạy học phù hợp để việc dạy học tích hợp đạt hiệu quả đồng thời giúp cho người học có được kiến thức sâu sắc, bền vững và có thể chuyển đổi được trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học cơ sở. Từ khóa: Hướng dẫn; Dạy học tích hợp; Dạy học theo chủ đề; Học phần Lí luận; Phương pháp dạy học công nghệ.
|
21 | QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG 2 - HẢI PHÒNG
VŨ THỊ THẢO Trường Cao đẳng Nghề Giao thông Vận tải Trung ương 2 An Dương, Hải Phòng, Hải Phòng Email: thaovu1976@gmail.com
VƯƠNG HỒNG HẠNH Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Email: hanhvuong1102@gmail.com
Tóm tắt: Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam bước sang một trang mới với nhiều sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu xã hội, công tác quản lí giáo dục cũng đổi mới để theo kịp các yêu cầu các nhiệm vụ mới. Một vấn đề rất quan trọng thể hiện vai trò của công tác quản lí là quản lí hoạt động dạy học ở các trường nghề, cụ thể là quản lí hoạt động dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Nghề Giao thông Vận tải Trung ương 2 - Hải Phòng. Nhóm nghiên cứu phân tích thực trạng quản lí dạy học ngoại ngữ của Trường Cao đẳng Nghề Giao thông Vận tải Trung ương 2 - Hải Phòng, từ đó đề xuất 8 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lí hoạt động dạy học ngoại ngữ, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập. Từ khóa: Quản lí; hoạt động dạy học; ngoại ngữ; Trường Cao đẳng Nghề Giao thông Vận tải Trung ương 2 – Hải Phòng.
|
22 | THỰC TRẠNG DẠY HỌC HỢP TÁC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGUYỄN HỒNG THÚY Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, Hà Nội 116 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Email: hthuytx@gmail.com
Tóm tắt: Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học hợp tác ở Tiểu học vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức do đó việc thực hiện dạy học hợp tác chưa đạt hiệu quả cao. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học hợp tác ở một số trường Tiểu học Hà Nội và đưa ra những nhận định cần thiết làm cơ sở đề xuất những biện pháp giúp cho giáo viên có thể thực hiện dạy học hợp tác một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường Tiểu học. Từ khóa: Thực trạng; dạy học hợp tác; tiểu học; Thành phố Hà Nội.
|
23 | KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
NGUYỄN BÁCH THẮNG Trường Đại học An Giang Đông Xuyên, Long Xuyên, An Giang, Việt Nam Email: nguyenbachthang1966@gmail.com
Tóm tắt: Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, bài viết nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ khóa: Kinh nghiệm; phát triển; nguồn nhân lực; giáo dục đại học.
|