Sinh hoạt chuyên đề “Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam” của Chi bộ Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học

24/04/2024 14:31 GMT+7
Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên đề của năm 2024, ngày 07/03/2024, Chi bộ Trung tâm nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học thực hiện hoạt động học tập thực tế tại Hoàng thành Thăng Long.

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội là quần thể di tích gắn với các giai đoạn lịch sử của dân tộc với nhiều công trình kiến trúc cổ xưa chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn của dân tộc. Hoàng thành Thăng Long có tiến trình lịch sử kéo dài trong suốt 13 thế kỷ và trải qua các vương triều phong kiến, từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc đến thời Nguyễn và giai đoạn chống Pháp: Triều đại nhà Lý (thế kỷ 11 - 12); Triều đại nhà Trần (thế kỷ 13 - 14); Thời Lê sơ (thế kỷ 15); Thời nhà Mạc (thế kỷ 16); Thời Lê trung hưng (thế kỷ 17-18); Thời Tây Sơn (thế kỷ 18); Thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19-20) và thời kì chống Pháp. Với tiến trình lịch sử trải dài và mang nhiều giá trị dân tộc như thế, năm 2010, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.
 
 
  
Đến với Hoàng thành Thăng Long, các đảng viên của chi bộ được tận mắt nhìn thấy những di tích lịch sử minh chứng cho lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt qua bao thời kì, với nhiều kiến trúc độc đáo. Mỗi công trình đều khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, oai nghiêm cùng những câu chuyện lịch sử lâu đời như: Cột cờ Hà Nội; Cửa Bắc - Cổng thành duy nhất còn sót lại của thành Hà Nộ xưa; Điện Kính Thiên – nơi thiết triều và diễn ra các nghi lễ long trọng của triều đình xưa; Đoan Môn – cửa vòm dẫn vào điện Kính Thiên có 5 cổng; Ngoài ra, tại khu khảo cổ, các đảng viên của chi bộ được chiêm ngưỡng nhiều hiện vật xưa cũ, tham quang giếng cổ và các tầng di tích được bảo toàn xuyên suốt qua các thời kỳ.
 
 
  
Thông qua hoạt động học tập thực tế này, mỗi đảng viên của Chi bộ Trung tâm nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học có cơ hội được tìm hiểu các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam dưới các vương triều phong kiến từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc đến thời Nguyễn và giai đoạn chống Pháp. Qua đó mỗi đảng viên thấy tự hào hơn về truyền thống của dân tộc mình, tự xác định cho mình trách nhiệm của người đảng viên ngày nay: giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, tăng cường ý thức ham học hỏi để góp sức mình vào công cuộc đổi mới giáo dục của nước nhà, góp phần xây dựng đất nước trong thời kì mới.
 
 
  
Tin bài và ảnh: Chi bộ Trung tâm nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học