Chi bộ Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý 4 năm 2024 tại Hoàng Thành Thăng Long
Căn cứ kế hoạch công tác Đảng năm 2024, ngày 12/11/2024, Chi bộ Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho đảng viên và cán bộ đơn vị tại Hoàng Thành Thăng Long với mục đích tìm hiểu về các di tích lịch sử cũng như truyền thống hoạt động cách mạng của các thế hệ đi trước, đồng thời nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên đề năm 2024.
Đảng viên và cán bộ Ban Nghiên cứu giáo dục Dân tộc tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long
Tại đây, đảng viên cùng cán bộ Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc đã được tham quan, tìm hiểu về Hoàng Thành Thăng Long - quần thể di tích gắn liền với lịch sử hình thành kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất ở Việt Nam.
Đoàn nghe thuyết minh về Hoàng thành Thăng Long
Năm 2010, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, mà còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Nằm trong Hoàng thành Thăng Long, hai căn hầm D67 và T1 hiện vẫn đang “kể” những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðây cũng chính là những điểm nhấn độc đáo trong hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long, giúp cho đảng viên và cán bộ Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc không chỉ được tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các triều đại mà còn là cơ hội để nhìn lại một phần quan trọng của lịch sử Thủ đô Hà Nội qua những chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ đó thêm tự hào về tinh thần dựng nước, giữ nước của ông cha và sự biết ơn công lao của những thế hệ đi trước.
Đoàn dâng hương tại Điện Kính Thiên
Tin bài và ảnh: Chi bộ Ban Nghiên cứu giáo dục Dân tộc