Thông tin những đóng góp mới của Luận án tiến sĩ Rèn luyện kỹ năng sử dụng graph trong học tập các môn khoa học xã hội cho sinh viên đại học

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin những đóng góp mới của Luận án tiến sĩ "Rèn luyện kỹ năng sử dụng graph trong học tập các môn khoa học xã hội cho sinh viên đại học", Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC

VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài: Rèn luyện kỹ năng sử dụng graph trong học tập các môn khoa học xã hội cho sinh viên đại học

            Mã số: 62 14 01 01    -    Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục  

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Trọng Rỹ; PGS. TS Hà Thế Truyền

Cơ sở đào tạo: Viện khoa học giáo dục Việt Nam   

            Những đóng góp mới của luận án:

- Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của các tác giả đi trước, luận án đã đưa ra quan điểm riêng về học tập, cơ chế hoạt động học tập, phương pháp học tập và kỹ năng học tập làm cơ sở rèn luyện kỹ năng sử dụng graph trong học tập các môn khoa học xã hội cho sinh viên.

- Làm rõ đặc điểm cơ bản về nội dung cũng như những yêu cầu cần thiết trong học tập các môn khoa học xã hội ở trường đại học, chỉ ra sự thích hợp cùng những ưu thế khi sử dụng graph để biểu diễn nội dung và khi học tập các môn này. 

- Phản ánh được thực trạng sử dụng phương pháp học tập các môn khoa học xã hội còn đơn điệu, nhiều kỹ năng học tập các môn này có tỉ lệ sinh viên đạt mức chưa thành thạo là chủ yếu, kỹ năng sử dụng graph trong học tập ở sinh viên hầu như chưa có. Bên cạnh đó, sự hướng dẫn sinh viên học tập và rèn luyện kỹ năng học tập còn mang tính tự phát của giảng viên trong quá trình dạy học.

- Xây dựng được quy trình rèn luyện kỹ năng sử dụng graph trong học tập các môn khoa học xã hội cho sinh viên gồm ba giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Cung cấp thông tin về graph cho sinh viên nhằm giúp SV biết về graph, ý nghĩa của kỹ năng sử dụng graph trong học tập và hình thành nhu cầu sử dụng graph trong học tập.

+ Giai đoạn 2: Tập huấn cho SV cách sử dụng graph trong học tập các môn KHXH để hướng dẫn, làm mẫu và tổ chức cho họ tập làm theo các bài tập định sẵn. 

+ Giai đoạn 3: Sử dụng graph trong quá trình dạy học các môn khoa học xã hội nhằm tổ chức cho sinh viên luyện tập để củng cố kỹ năng sử dụng graph trong học tập các môn KHXH và để kiểm tra, đánh giá kỹ năng này của họ.

 - Thiết kế được một chuyên đề về graph và cách sử dụng graph trong học tập để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên.

Ngày 10 tháng 8 năm 2011

Người hướng dẫn khoa học

Nghiên cứu sinh

 

     

PGS.TS Vũ Trọng Rỹ

 

 

PGS.TS Hà Thế Truyền

 

 

Nguyễn Thị Thanh

 


 

            

MINISTRY OF EDUCATION

AND TRAINING

VIETNAM INSTITUTE OF EDUCATIONAL  SCIENCES

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

Independence-Freedom-Happiness

 

 

INFORMATION ON NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTOR THESIS

 

Name of theme: Training skills using graph in the study of the social sicience subjects for undergraduate students

 

Code: 62 14 0101 - Specialty: Theory and Educatioal History

Research student:  Nguyen Thi Thanh

Scientific advisor: Ass. Prof., Dr. Vu Trong Ry; Ass. Prof., Dr. Ha The Truyen

Training institutions: Vietnam Institute of Educational Sciences

New contributions of the thesis:

- On the basis of inheriting the views of the senior authors, the thesis provides particular perspectives on learning, learning methods and study skills as a basis for using the graph in learning the social science subjects for students.

- The thesis clarifies basic characteristics of content as well as characteristics of learning social science subjects in universities, indicates the appropriate and the advantages of using the graph in representing the content and in learning these subjects

- Reflects the actual situation monotonous use of social science learning methods, many academic skills of these subjects with percentage of students reaching proficiency is  not mainly proficient, skills using graph in learning are hardly used . In addition, the guidance of students learning learning and practicing learning skills is still spontaneity of the lecturer in teaching process.

- Builds training skills process using the graph in the study of social science subjects for students consisting of three stages:

+ Stage 1: provide information on the graph to help students know about the graph, the meaning of using graph in learning and form the demand of using graph in studying.

+ Stage 2: Training students using graph in studying social science subjects, to guide instruct and organize students to complete predefined exercises.

+ Stage 3: Using graph in the teaching process of social science subjects, to organize students to practice in order to consolidate the skill of graph use in studying and social science subjects, examine, and assess this skill of them.

-          Design a report on the graph and using the graph in the study as a reference for students.

 

August, 10th, 2011

 

Scientific advisors

Research student

 

 

 

Ass. Prof., Dr. Vu Trong Ry

Ass. Prof., Dr. Ha The Truyen

Nguyen Thi Thanh

     

 

Tin khác