THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: DẠY HỌC TRẺ KHIẾM THÍNH TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN CÁ NHÂN ĐỂ HỌC HÒA NHẬP
Mã số - Chuyên ngành: 62 14 0101 – Lí luận và lịch sử giáo dục
Nghiên cứu sinh: Đặng Thị Mỹ Phương
Người hướng dẫn: 1) PGS. TS. Lê Văn Tạc
2) PGS. TS. Vũ Trọng Rỹ
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt
Những kết luận mới của luận án:
1. Khẳng định vận dụng tiếp cận giáo dục cá nhân bao gồm thực hiện các giờ dạy cá nhân nhằm phát triển giao tiếp và hiểu ngôn ngữ, các tiết dạy cá nhân trước và sau bài học hòa nhập đảm bảo cho trẻ khiếm thính có thể học, học tập có kết quả trong môi trường giáo dục hòa nhập.
2. Góp phần làm phong phú cơ sở lí luận về dạy học trẻ khiếm thính tiểu học theo tiếp cận cá nhân để học hòa nhập, đưa ra các luận điểm về dạy học trẻ khiếm thính theo tiếp cận các nhân, dạy học hòa nhập cần xác định phương thức giao tiếp phù hợp với trẻ khiếm thính. Các bài học hòa nhập, tiết dạy cá nhân cần căn cứ vào kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khiếm thính
3. Phát hiện những bất cập trong dạy trẻ khiếm thính học hòa nhập: về quy trình dạy học, phương thức giao tiếp, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học hòa nhập, đề xuất phương hướng khắc phục.
4. Thiết quy trình dạy học hòa nhập cho trẻ khiếm thính theo tiếp cận cá nhân được thể hiện qua các mẫu thiết kế bài dạy học hòa nhập trên lớp, dạy tiết học cá nhân cho trẻ khiếm thính trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân, các mẫu thiết kế dạy học trẻ khiếm thính trong bài học hòa nhập lớp 2, phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với các công cụ đánh giá trước và sau bài học, nâng cao năng lực khắc phục khó khăn cho trẻ khiếm thính.
5. Thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi của quy trình dạy học trẻ khiếm thính theo tiếp cận cá nhân qua nghiên cứu ba trường hợp điển hình với các bài học được thiết kế phù hợp với từng trẻ theo kế hoạch giáo dục cá nhân. Qua khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy với phương thức dạy học này không ảnh hưởng đến chất lượng dạy học trong lớp hòa nhập.
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Tạc; PGS.TS.Vũ Trọng Rỹ |
Nghiên cứu sinh Đặng Thị Mỹ Phương |
NEW FINDINGS AND CONCLUSIONS OF DOCTORAL THESIS
Thesis subject: TEACHING CHILDREN WITH HEARING LOSS BASED ON INDIVIDUAL APPROACHING FOR INCLUSIVE PRIMARY SCHOOL
Speciality: Theory and History of Education
Code: 62 14 0101
Doctoral Candidate: DANG THI MY PHUONG
Supervisors: 1) Ass. Prof. Ph.D. Le Van Tac
2) Ass. Prof. Ph.D. Vu Trong Ry
Academic Institue: The Vietnam Institute of Educational Sciences
The new findings and conclusions have been pointed out as the followings:
1. Affirm the using individual approach teaching consist of individual lesson aiming to develop communication, comprehensive language, individuakl lesson before and after inlusive lessons do the children with hearing loss succesful gain knowledge and skills in inclusive setting.
2. To contributes to enrich the theoretical basis for teaching children with hearing loss in primary school based on personal approach to learn integration, given the arguments for teaching deaf children based on personal access; inclusive teaching have to consider the communication modes of the child. Teaching inclusive lessons, individual lessons should be based individualized education plan .
3. Finding the shortages in teaching children with hearing loss to learn inclusive: the process of teaching, communication methods, facilities for teaching, countermeasure proposals.
4. Design procedure for teaching children with hearing loss to inclusion based on personal approach is showed in the lesson models in class and based on the personal education plan. Give the designing of teaching children in lessons for grade 2, teaching reading skills, word and sentence learning with the assessment before and after lesson, enhance the children ability and reduce the difficulties for them.
5. Actual education has confirmed the feasibility of the process of teaching children with hearing loss based on personal approach by studying three typical cases with appropriate lessons for each child. The survey results also show that this method does not affect the quality of teaching in the general classes
Instructor 1: Ass. Prof. Ph.D. Le Van Tac Instructor 2: Ass. Prof. Ph.D. Vu Trong Ry |
PhD student Đang Thi My Phuong |