Thông tin về luận án “Quản lý phát triển các Trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”.

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin về luận án “Quản lý phát triển các Trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”; Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Tây.

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên đề tài: “Quản lý phát triển các Trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”.
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục. Mã số:  62.14.01.14
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Tây.
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Đức.  
                                     TS. Trần Văn Hùng.
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

      1. Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, tác giả đã tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề. Qua nghiên cứu lý luận về nhân lực, tiếp cận cung - cầu nhân lực trong quản lý phát triển nhà trường, tiếp cận hiện đại về quản lý phát triển như Quản lý theo mục tiêu MBO, Quản lý dựa vào nhà trường SBM, luận án xây dựng khung lý thuyết về quản lý phát triển các Trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực Vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm 12 vấn đề quan trọng của quản lý phát triển các Trường cao đẳng nghề, tập trung vào quản lý tổng thể các yếu tố làm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, mở rộng quy mô dạy nghề đồng thời với nâng cao chất lượng dạy nghề phù hợp với nhu cầu lực của Vùng kinh tế trọng điểm.  
      2. Về thực tiễn: Luận án khái quát về sự hình thành, phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và mạng lưới mạng lưới các Trường cao đẳng nghề, xem xét nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng nghề và khả năng đáp ứng của các Trường cao đẳng nghề trong Vùng. Tác giả đã lựa chọn và tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về 12 vấn đề quan trọng của quản lý phát triển các Trường cao đẳng nghề được xây dựng từ khung lý luận ở chương 1. Từ kết quả xử lý số liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia am hiểu về các vấn đề luận án quan tâm, đối chiếu giữa lý luận và thực tế, tác giả đã rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công tác quản lý phát triển các Trường cao đẳng nghề hiện nay. Mặc dù các Trường cao đẳng nghề đã có nhiều nỗ lực, song kết quả đánh giá thực trạng cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế bất cập mà quản lý đang là khâu yếu kém nhất cần được quan tâm tháo gỡ.
      3. Từ kết quả đánh giá thực trạng chương 2, dựa vào định hướng phát triển KT-XH của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng nghề của thị trường lao động và định hướng phát triển các Trường cao đẳng nghề, trên cơ sở đảm bảo một số nguyên tắc: tính mục đích, tính thực tiễn, tính phù hợp và tính hiệu quả, luận án đề xuất và kiến nghị 08 giải pháp quản lý. Tám giải pháp này có mối liên hệ mật thiết tác động hỗ trợ, gắn bó hữu cơ với nhau để tạo nên một hệ thống giải pháp quản lý phát triển các Trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Kết quả khảo nghiệm khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Luận án đã thử nghiệm giải pháp “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý”. Kết quả thử nghiệm đã khẳng định tính khả thi của giải pháp đề xuất. 



SUMMARY INFORMATION NEW FINDINGS OF THE THESIS

Title of the dissertation: Management of Vocational Colleges development to meet human resources needs of  The Central Vietnam Major Economic Area.
Specialization: Education Management. Code: 62.14.01.14
Candidate:     Nguyen Hong Tay.
Supervisors:   Assoc.Prof. Dr. Tran Khanh Duc.
                     Dr. Tran Van Hung.
Institution:     The Vietnam Institute of Educational Sciences.

NEW CONCLUSIONS OF THE DISSERTATION

      1. In theory: Studying on theoretical manpower, approaching the supply - demand human resources in managing the development of the school, modern approach on management development such as Management By Objectives (MBO), School Based Management (SBM), thesis formulated theoretical framework for management of Vocational Colleges development to meet human resources needs of The Major Economic Areas, including 12 important issues of management of Vocational Colleges development, focusing on the overall management of the elements to enhance the effective use of resources, expanding the scale of vocational training and enhancing the quality of vocational training to meet human resources needs of  The Major Economic Areas.
     2. In practice: The thesis generalizes the formation and development of The Central Vietnam major economic area and network of Vocational Colleges, considers the manpower needs of vocational diploma  and the ability of Vocational Colleges in the Area to supply labours. Basing the theoretical background in Chapter 1, the data on 12 key issues of the management of Vocational Colleges development has been selected, investigated, surveyed and collected. And basing the data processing results as well as opinions of some specialists on the issues of the thesis and the contrast between theory and practice, the author has drawn the strengths, weaknesses, opportunities and risks of the managing Vocational Colleges development these days. Although most of Vocational Colleges have made great efforts, the evaluation results of the real situation shows that a lot of limitations still remain; among them, the weakest one is management and this problem needs to be paid much  attention and solved.
     3. Eight solutions on management are suggested basing on the following items, such as: the evaluation results of the real situation in Chapter 2, the socio-economic development orientation of the Central Vietnam Major Economic Areas by 2020, the forecast of manpower needs of the vocational diploma of the labour market and development orientation of Vocational Colleges, some principles including the purpose, practicality, suitability and effectiveness. Thses eight solutions have closely related to impact organically together to form a system of management of Vocational Colleges development to meet human resources needs of  The Central Vietnam Major Economic Areas. The experiment results have affirmed the necessity and feasibility of the proposed solutions. For example, the experiment results of the solution Developing teachering staff and management staffhave confirmed the feasibility of the proposed solutions.

Ha Noi,  April 10th 2014   

                                        Supervisors                                                     Candidate  



PGS.TS Trần Khánh Đức       TS. Trần Văn Hùng               Nguyễn Hồng Tây


File đính kèm
1. Toàn văn luận án
2. Tóm tắt luận án Tiếng Việt
3. Tóm tắt luận án Tiếng Anh