Thông tin luận án "Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin luận án "Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay". Nghiên cứu sinh: Hồ Văn Thông

 THÔNG TIN VÊ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

- Tên luận án: "Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay".
- Chuyên ngành: Quản lý giáo dục     Mã số: 62. 14. 01. 14
- Nghiên cứu sinh: Hồ Văn Thông                Khóa: 2011
- Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn;
     1. GS.TS. Nguyễn Hữu Châu
     2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế
- Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

  Những đóng góp mới của luận án
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương; 
- Cụ thể hóa các nội dung về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo chức năng được tích hợp với các thành tố hoạt động giáo dục hướng nghiệp;
- Góp phần thay đổi nhận thức và quan niệm về công tác giáo dục hướng nghiệp nói chung và công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp;
- Đánh giá rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, triển khai áp dụng ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Dương, nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động góp phần phát triển kinh tề xã hội ở địa phương và trong khu vực. 
+ Từ kết quả khảo sát thực tiễn, luận án đã đề xuất 05 giải pháp:
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh và các lực lượng khác về giáo dục hướng nghiệp;
 Nội dung 
- Tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức mọi tầng lớp trong xã hội; 
- Làm cho các cấp quản lý quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông được khẳng định trong Luật giáo dục, các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng và của ngành giáo dục; 
2. Xây dựng đội ngũ tư vấn hướng nghiệp và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp;
 Nội dung 
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên tham gia giáo dục hướng nghiệp;
- Thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường;
- Rà soát đội ngũ, phân công nhiệm vụ hợp lý cho giáo viên dạy hướng nghiệp; 
- Tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động hướng nghiệp.
3. Xây dựng mô hình quản lý giáo dục thường xuyên gắn với quản lý giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo;
Nội dung 
- Kết hợp Mô hình giáo dục thường xuyên với giáo dục hướng nghiệp;
- Kết hợp Mô hình giáo dục thường xuyên với các trường trung học phổ thông;
- Kết hợp Mô hình các trường trung học phổ thông với các cơ sở sản xuất;
4. Hoàn thiện các chính sách hoạt động giáo dục hướng nghiệp;
 Nội dung 
- Xây dựng chính sch khuyến khích người học nghề;
- Xây dựng cơ chế về sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục với cơ sở sản xuất. 
5. Xây dựng kế hoạch hóa, tăng cường hoạt động chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp. 
 Nội dung 
- Xây dựng kế hoạch hóa trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp;
- Cải tiến quản lý các nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp; 
- Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Nội dung thử nghiệm tiến hành trên 02 giải pháp gồm:
- Giải pháp Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh. 
• Xây dựng nội dung các yếu tố tác động ;
• So sánh Mức độ ảnh hưởng “đánh giá tỷ lệ trước và sau tác động” .
 - Giải pháp phối hợp giữa nhà trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, các cơ sở sản xuất.
• Xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phối hợp của các đơn vị;
• Đánh giá định lượng (%) từng tiêu chí cho từng đơn vị.
Với kết quả nghiên cứu của luận án, có thể khẳng định từ lý luận đến thực tiễn là hoàn toàn phù hợp và các giải pháp triển khai đồng bộ, cần thiết, có tính khoa học, tính thực tiễn cao và là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường trung học phổ thông ở Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung nhằm định hướng tốt cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện tại  đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, của đất nước trên bước đường hội nhập, phát triển.
 
                Cán bộ hướng dẫn 1                      Cán bộ hướng dẫn 2               Nghiên cứu sinh
 
          GS.TS. Nguyễn Hữu Châu             PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế            Hồ Văn Thông


 INFORMATION ON NEW CONTRIBUTIONS
IN THE DOMAIN OF ACADEMIC, THEORY OF THE THESIS

- Name of the thesis: " Management vocational education for students high school level in Binh dương in the current period "
- Major: Education Management Code: 62. 14. 01. 14
- Research student: Ho Van Thong Course: 2011
- Position science degree, instructors’ names;
  1. Professor: Nguyen Huu Chau
  2. Associate professor: Nguyen Xuan Te
- Training institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
The significance of theoretical and practical topic
- To systematize and develop theoretical basis about management vocational education activities students high school level in Binh Duong province;
- To specify the content of the management of thevocational education activities functionally integrated with active elements of the vocational education;
- To contribute to changing perceptions and conceptions of the vocational education in general and the management of vocational education;
- To estimate clarify the situation and promote the solutions of the management of the vocational education activities, applying at upper secondary schools in Binh Duong province, to ensure and improve the quality of the vocational education, to meet labor market demands and to contribute economic and social development at the local and the region.
The result of the surveys, the thesis has proposed 05 solutions.
1. To raise the awareness of managers, teachers, parents, students and the other of the vocational education;
 Content
- To propagate the vocational education through the media to imptove the awareness of  the society;
- To make the managers completely understand the policy of the Party and the goverment  in the vocational education, secondary vocational training which is confirmed in the Educational Law, the instructions and resolutions of the Party and the education sector;
2. To build an advisory staff and develop the facilities for vocational education activities;
 Content
- To organize the training and the retraining for teachers participating vocational education;
- To establish an advisory staff about career in schools;
- To review the staff and toassign appropriate tasks for vocational teachers;
- To make almost conditions facilities to serve the vocational activities.
3. To build the model of the continuing education management with the vocational education in order to improve the effectiveness of training;
Content
- To combine the model of the continuing education with the vocational education;
- To combine the model of the continuing education with the secondary schools;
- To combine the model of the secondary schools with factories;
4. To perfect the policies of the vocational education activities;
 Content
- To build the policy to encourage for apprentices;
- To build the combining between the schools and the factories.
5.To build the plans and to reinforce the activies: directing, organization, examine, and evaluation of the vocational education activities.
 Content
- To buid the plan in the vocational education;
- To improve the content managementand the vocational education programs;
- To step up the checking and the evaluation activities of the vocational education.
The content of Test conducted on 02 measures, including:
- To raise the awareness of managers, teachers, parents, students and the other of the vocational education;
• To build the content of the impact factors;
• To compare the impact level "The assessment level before and after the impact."
 - To combine between secondary schools and the continuing education centers - vocational technical and the manufactures of the factories.
• To build the criteria of the evaluation and the combination of the units;
• To Quantify assessment (%) for each criterion for each unit.
With the research results of the thesis, the solutions are not only necessary, scientific and practical but also a helful reference for the secondary schools in Binh Duong province particular and the country in general. To direct for the vocational education activities in the current period to meet the practical needing of the society on the way of the integration and development.
 
                   Instructor 1                            Instructor 2                                   Research student
 
Professor: Nguyen Huu Chau            Associate professor: Nguyen Xuan Te       Ho Van Thong
  
File đính kèm: