Thông tin luận án "Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực"
Thông tin luận án "Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực", Nghiên cứu sinh: Đỗ Khánh Năm
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Tên luận án: Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực
- Tên chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục
- Mã số: 62 14 01 02
- Tên nghiên cứu sinh: Đỗ Khánh Năm. Khóa: 2011 – 2014
- Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình và TS Lưu Thu Thủy
- Tên cơ sở đào tao: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
- Các kết quả chính và kết luận:
Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được vai trò của thương lượng là một kỹ năng nghề nghiệp/năng lực quan trọng, cần thiết trong đào tạo sinh viên ngành quản trị nhân lực. Luận án bổ sung và làm sâu sắc cơ sở lý thuyết về thương lượng, kỹ năng thương lượng, cấu trúc của kỹ năng thương lượng, đặc điểm của kỹ năng thương lượng; Xác định các nguyên tắc, các con đường, các biện pháp; Quy trình và các bước tiến hành rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng được yêu cầu trong xã hội hiện nay.
Về mặt thực tiễn:
- Phản ánh được thực trạng kỹ năng thương lượng của sinh viên ngành quản trị nhân lực còn hạn chế, chủ yếu đạt ở mức độ trung bình. Việc tổ chức rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực còn mang tính tự phát, chưa hệ thống, chưa bài bản và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như nhu cầu, nhận thức, tính tích cực của giảng viên và sinh viên; các điều kiện về không gian, thời gian, phương tiện dạy học...
- Kỹ năng thương lượng được xem xét trên quan điểm hành động, có mối liên hệ đến nhiều kỹ năng khác cùng tham gia phối hợp, thực hiện. Trong đó, bao gồm 20 kỹ năng mềm cơ bản được chia thành 4 nhóm: Kỹ năng xác định mục tiêu; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết tranh chấp trên cơ sở thiện chí “Hai bên cùng thắng”.
- Đề xuất nguyên tắc, nội dung và cách thức thực hiện 6 biện pháp rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực, bao gồm: (1) Bổ sung kỹ năng thương lượng vào chuẩn đầu ra của ngành quản trị nhân lực để định hướng phát triển nội dung chương trình môn học và đánh giá sinh viên tốt nghiệp; (2) Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực trong giờ học lý thuyết; (3) Tổ chức dạy học tích hợp phát triển kỹ năng thương lượng cho sinh viên; (4) Rèn luyện kỹ năng thương lượng gắn với hoạt động nghề quản trị nhân lực; (5) Thông qua tổ chức các hội thi; (6) Qua hoạt động thực tế. Tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được các chuyên gia, giảng viên, sinh viên khẳng định và thông qua thực nghiệm thành công một trong các biện pháp đề xuất tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Một lần nữa cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng thương lượng đối với sinh viên ngành quản trị nhân lực trong lĩnh vực nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
- Luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực ở các trường đại học; đồng thời là tài liệu tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh, giảng viên ở các trường đại học.
Tập thể cán bộ hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình TS. Lưu Thu Thủy Đỗ Khánh Năm
FINDINGS OF THE THESIS
Title: Negotiation skills training for students of Human Resource Management.
Major: Theory and History of Education; Code: 62 14 01 02
Author: Do Khanh Nam, course: 2011 – 2014
Supervisors:
1. Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh Binh
2. Dr. Luu Thu Thuy
School: Educational Science Institute of Vietnam.
- Key findings and conclusions:
Theoretical:
The research results of the thesis was to identify the role of negotiation is a professional skill /capability is important, necessary in training students in human resource management. Thesis supplement and deepen the theoretical basis for negotiation, negotiation skills, the structure of the negotiation skills and characteristics of negotiation skills; Identify the principles, the path, the measures; The process and the steps taken to train negotiation skills for students of human resource management in order to improve the efficiency of training to meet requirements of today's society.
At a practical level:
- To reflect the reality of the negotiation skills of students in HR are limited, mainly to reach the average level. The organization of negotiation skills training for students of human resource management was spontaneous, not a system, not all copies and influenced by many factors such as subjective and objective needs, perceptions, positiveness of faculty and students; the conditions of space, time and means of teaching ...
- Negotiation skills to be considered in view of the action, have been linked to many other skills involved coordination and implementation. Among them, including 20 basic soft skills are divided into 4 groups: Skill identify targets; Communication skills; Collaboration skills and dispute resolution skills on the basis of goodwill "Both sides win."
- Proposed principles, content and how to implement six measures negotiation skills training for students of human resource management, including: (1) Addition of negotiation skills in managing industry standard output HR to develop content-oriented curriculum and assessment of graduates; (2) Train negotiation skills for students of human resource management in the theoretical lessons; (3) Organizations developing integrated teaching negotiation skills for students; (4) Train negotiation skills associated with activities HR profession; (5) Through the organization of the competition; (6) Through actual operation. The feasibility and effectiveness of the measures taken by professionals, faculty and students confirmed through experiments and successful one of the measures proposed at the University of Hanoi Interior. Again shows the meaning, the importance and necessity of negotiation skills for students of human resource management in the career field as well as in life.
- The dissertation is the reference needed for education, negotiation skills training for students of human resource management in the universities; while the reference for graduate students, graduate students, faculty members at the university.
CONFIRMATION OF THE SUPERVISORS PHD STUDENT
Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh Binh Dr. Luu Thu Thuy Do Khanh Nam