Thông tin luận án "Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận quá trình"
Thông tin luận án "Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận quá trình", Nghiên cứu sinh: Nguyễn Nam Phương
TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
- Tên luận án: Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận quá trình
- Tên chuyên ngành: Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục; Mã số: 62140102
- Tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Nam Phương, khóa đào tạo 2011
- Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh
TS. Lương Việt Thái
- Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận quá trình đã góp phần làm phong phú hơn hệ thống lí luận dạy học đại học nói chung, lí luận về đánh giá nói riêng. Trong phần nghiên cứu lí luận và thực trạng, luận án đã chỉ rõ các đặc trưng của đánh giá theo tiếp cận quá trình, nêu ra một số khó khăn cơ bản của đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận quá trình như:năng lực và kinh nghiệm của giảng viên, nhận thức và hứng thú học tập của sinh viên, sĩ số lớp học, điều kiện tổ chức đánh giá.
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất và chứng minh tính khả thi, khoa học của năm nhóm biện pháp đối với đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm, cụ thể như sau: 1) Lập kế hoạch đánh giá để đo mức độ sinh viên đạt được các mục tiêu học tập trong quá trình dạy học môn Giáo dục học, 2) Xây dựng hệ thống bài tập, nhiệm vụ nội dung học tập môn Giáo dục học, 3) Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức trong đánh giá bộ phận kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên, 4) Xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá sự tiến bộ của sinh viên trong quá trình học môn Giáo dục học và 5) Thiết lập hệ thống phản hồi về kết quả học tập môn Giáo dục học qua E-learning và phương tiện công nghệ thông tin. Việc sử dụng phối hợp các nhóm biện pháp này một cách hiệu quả sẽ cải thiện rõ rệt hiệu quả đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong trường đại học sư phạm.
Chữ kí của người hướng dẫn Chữ kí của NCS
PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh TS. Lương Việt Thái Nguyễn Nam Phương
ACADEMIC CONTRIBUTRIONS OF THE THESIS
- Name of the thesis: Formative – approach – based assessment of students’ learning outcomes at teacher training universities in the subject Education.
- Specialized field of studying: Theory and history of education; Code: 62.14.01.02
- Name: Nguyen Nam Phuong – Course year 2011.
- Instructor: Associate. Prof. Tran Thi Tuyet Oanh
Dr. Luong Viet Thai
- Training Institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences
The thesis, which focuses on formative – approach – based assessment of students at teacher training universities in the subject Education, has contributed to enrich the theorical system of higher education in general, the theorical base of assessment in particular. In the baseline study, the thesis has pointed out the characteristics of formative – approach – based assessment, a number of specific restrictions of formative – approach – based assessment of teaching the subject Education such as lecturers’ competency and experience, students’ awareness and interest, the number of students per class, conditions of assessment.
Based on the theorical and pratical researches, the thesis have proposed and demonstrated the feasibility of five groups of solutions for formative – approach – based assessment of students at teacher training universities in the subject Education, including: 1) Setting up assessment plan to measure the level of students’ achievement in the process of teaching Education; 2) Building up the system of exercises in Education; 3) Using diversifiedly partitive assessment methods in the process of teaching Education; 4) Constructing student portfolios to evaluate learners’ improvement in studying Education; and 5) Establish the system of feedbacks of leaner outcomes in the subject Education through E-learning and informative technological ways. Using these solutions simultaneously adequately will improve considerably the effectiveness of students’ outcomes in the subject Education, contributing to enhance the training quality at institutional universities.
Instructors’ signatures PhD candicate
Assoc. Prof. Tran Thi Tuyet Oanh Dr. Luong Viet Thai Nguyen Nam Phuong
File đính kèm: