Thông tin luận án “Dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo hình thức giáo dục thường xuyên”
Thông tin luận án “Dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo hình thức giáo dục thường xuyên”, Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Thảo
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án: “Dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo hình thức giáo dục thường xuyên”
Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử giáo dục Mã số: 62.14.01.02
Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Khóa đào tạo: 2012
Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn: GS.TSKH Thái Duy Tuyên,
TS. Trịnh Thị Hồng Hà
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã làm sáng tỏ hơn các vấn đề lí luận về dạy nghề theo hình thức GDTX và các khái niệm liên quan.
Luận án đã phát triển lí luận về dạy nghề theo hình thức GDTX cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL, bao gồm:
+ Làm rõ đặc điểm học nghề của phụ nữ Khmer và đặc điểm dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL theo hình thức GDTX.
+ Đề xuất, bổ sung, hoàn chỉnh 3 nguyên tắc cơ bản và phù hợp nhất để phát triển lí luận về các nguyên tắc dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL theo hình thức GDTX, đó là “Tích cực, sáng tạo”, “Thiết thực” và “Linh hoạt, đa dạng, vừa sức”.
+ Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL theo hình thức GDTX.
+ Xây dựng quy trình dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL theo hình thức GDTX.
Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL theo hình thức GDTX, bao gồm: Thực trạng dạy nghề, thực trạng học nghề và ứng dụng nghề của phụ nữ Khmer, đối chiếu kết quả khảo sát thực trạng với quy trình dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL theo hình thức GDTX đã đề xuất. Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy dạy nghề cho phụ nữ Khmer chưa thỏa mãn nhu cầu về lí luận và thực tiễn cho nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Luận án đã đề xuất 5 nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL theo hình thức GDTX; thiết kế chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và tài liệu học tập phục vụ thực nghiệm dạy nghề cho phụ nữ Khmer theo hình thức GDTX, đồng thời dùng để minh hoạ cho lí luận của luận án.
Luận án đã thực nghiệm, khảo nghiệm và khẳng định được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, chính quyền và các đoàn thể, các sở dạy nghề và giáo viên dạy nghề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL theo hình thức GDTX, góp phần nâng cao sự công bằng về cơ hội tiếp cận, nắm bắt và thụ hưởng một cách đúng nghĩa và có hiệu quả các chính sách ưu đãi về học nghề cho phụ nữ Khmer vùng ĐBSCL.
Cán bộ hướng dẫn 1 Cán bộ hướng dẫn 2 Nghiên cứu sinh
GS.TSKH Thái Duy Tuyên TS. Trịnh Thị Hồng Hà Nguyễn Thị Ngọc Thảo
THE THESIS INNOVATIVE CONTRIBUTION INFORMATION
Thesis title: "Vocational training for Khmer women in Mekong Delta in the form of continuing education"
Specialization: Theory and History of Education Code: 62.14.01.02
PhD. Candidate: Nguyen Thi Ngoc Thao Training course: 2012
Scientific instructors: Prof - PhD of Sc. Thai Duy Tuyen, PhD. Trinh Thi Hong Ha
Training institution: The Viet Nam Institute of Educational Sciences
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
The thesis has clarified the theory on vocational training in the form of continuing education and some relevant definitions.
The thesis has also improved the theory of vocational training for Khmer women in Mekong Delta in the form of continuing education, including:
+ Clarifying the characteristics in learning of Khmer women and the characteristics in training for Khmer women in Mekong Delta;
+ Proposing, replenishing, completing 3 basic and suitable principles to develop vocational training principles for Khmer women in Mekong Delta in the form of continuing education, those are “Positive, creativity”, “Practicality”, and “Flexibility, diversity, suitability of ability”.
+ Building Criterias to evaluate the effectiveness of vocational training for Khmer women in the Mekong delta in the form of continuing education.
+ Building the procedure of vocational training for Khmer women in Mekong Delta in the form of continuing education.
The thesis has analyzed and evaluated the reality of vocational training for Khmer women in Mekong Delta in the form of continuing education, including: the reality of vocational training, vocational learning and applying of Khmer women. The result has pointed out that the practices of vocational training for Khmer women has not meet the demand on the theory and the reality.That is why it has not achieved the desired effects.
The thesis has proposed 5 groups of measures in orther to increase the effectiveness of vocational training for Khmer women in Mekong Delta in the form of continuing education; designed programme, compiled documentaries to do experiment in vocational training for Khmer women in the form of continuing education, as well as to illustrate the theory.
The thesis has done experiment and assay, affirmed the necessity and feasibility of the proposed measures.
Based on theoretical and practical foundations, the thesis has also proposed a number of recommendations for the Government, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labour-Invalid and Social Affair, vocational training and continuing education institutions, and their teachers, in order to improve the effects of vocational training for Khmer women in the form of continuing education.
Scientific instructors PhD. Candidate
Thai Duy Tuyen, Prof-PhD of Sc Trinh Thi Hong Ha, PhD Nguyen Thi Ngoc Thao
Tệp đính kèm: