Thông tin luận án “Rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa cho sinh viên các trường đại học qua tổ chức thực hành sư phạm”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin luận án “Rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa cho sinh viên các trường đại học qua tổ chức thực hành sư phạm” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Đắc Thanh, K2013

 
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên đề tài: “Rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa cho sinh viên các trường đại học qua tổ chức thực hành sư phạm

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục            

Mã số: 62.14.01.02

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đắc Thanh                  

Người hướng dẫn: 1. GS.TSKH. Thái Duy Tuyên   

                           2. TS. Lưu Thu Thủy

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Về mặt lý luận:

+ Luận án làm rõ hơn lý luận về dạy học phân hóa và lý luận về công tác rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa cho sinh viên qua hoạt động thực hành sư phạm.

+ Xây dựng được các nhóm và các kỹ năng dạy học phân hóa cụ thể.

+ Xác định được quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa cho sinh viên qua tổ chức thực hành sư phạm theo lý thuyết hoạt động.

- Về   mặt thực tiễn:

+ Phát hiện thực trạng về kỹ năng dạy học phân hóa của sinh viên đại học hiện tại đã được hình thành những ở mức độ rất thấp, cần phải đẩy mạnh công tác rèn luyện các kỹ năng dạy học trên mới đáp ứng được yêu cầu sau khi tốt nghiệp.

+ Làm sáng tỏ được thực trạng về công tác rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa cho sinh viên qua tổ chức thực hành sư phạm dù đã được triển khai nhưng vẫn ở mức ít thực hiện, hiệu quả các hoạt động rèn luyện kỹ năng còn thấp, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của tổ chức thực hành sư phạm và xu hướng dạy học phân hóa ở trường THPT.

- Kết luận chính của luận án: Luận án đã đưa ra 05 nguyên tắc, xác định quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa cho sinh viên gồm ba giai đoạn trong quá trình tổ chức thực hành sư phạm. Quy trình gồm các bước từ trang bị tri thức, thực hành luyện tập các kỹ năng dạy học phân hóa ở mức độ cơ bản; rèn luyện các kỹ năng dạy học phân hóa tổng hợp thông qua tổ chức các hoạt động thực hành sư phạm. Bằng thực nghiệm sư phạm, luận án đã chứng minh được tính khoa học, khả thi và hiệu quả khi áp dụng quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa đã đề xuất.

 

 INFORMATION OF THE DISSERTATION

Dissertation’s title: “Improving skills on differentiated instruction for university students through pedagogical practices”.

Major: Theory and history of education

Code: 62.14.01.02

Ph.D. Student: Nguyen Dac Thanh

Scientific supervisors: 1. Prof. Dr of Sc. Thai Duy Tuyen

                                2. Dr. Luu Thu Thuy

Educational Institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences

 THE INFORMATION OF NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

- Theoretically

+ The dissertation further clarifies the theory of differentiated instruction and teaching differentiated instruction skills for students through pedagogical practices;

+ The dissertation seeks to builds groups and specific differentiated instruction skills;

+ The dissertation identifies the process of improving differentiated instruction skills for university students through pedagogical practice sbased on the activity theory.

- Practically

+ The dissertation finds out the fact that differentiated instruction skills of students is already developed but it is at a very low level. Thus, it is necessary to enhance differentiated instruction skills for students to meet career’s requirements after their graduation;

+ The dissertation clarifies the reality that differentiated instruction for student through pedagogical practice have been implemented but at low efficiency and it is not  proportional with the position, role of pedagogical practices and the tendency of differentiated instruction at high schools.

- Main conclusion of the dissertation

The dissertation has issued 05 principles and defined the process of teaching skills for differentionated instruction for students into three phases in the pedagogical practicing process. The process includes many steps from equipping knowledge, practicing differentiated instruction at the basic level; training differentiatiated and synthesised instruction skills through pedagogical practice activities. In the pedagogical practicing process, the dissertation has proven scientificity, feasiblity and effectivity when applying the proposed differentionated instruction process.

1. TOAN VAN LUAN AN
 
2. TOM TAT TIENG VIET
3. TOM TAT TIENG ANH