Thông tin luận án “Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin luận án “Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ” của NCS Nguyễn Tuấn Khanh, c/n LL&LS GD, K2011

 TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên đề tài: “Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ

Chuyên ngành:         Lý luận và lịch sử giáo dục 

Mã số:                                    62.14.01.02

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Khanh                            

Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ 

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ là tổ hợp các hành động hướng đến mục đích tích lũy tín chỉ một cách chủ động, tích cực, tự giác của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động học tập trên lớp và cả ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, để thực hiện tốt các hoạt động học tập trong đào tạo theo tín chỉ thì cần thiết phải rèn luyện các kỹ năng học tập thích ứng gồm: Kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng lắng nghe, ghi chép bài giảng; kỹ năng tìm kiếm tài liệu; kỹ năng đọc sách; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập.

Thực trạng cho thấy, kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín ở các trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu long, hầu hết ở mức độ trung bình yếu. Điều này cho thấy, ở những bậc học cấp dưới sinh viên được hình thành các kỹ năng học tập nhưng tính đầy đủ, thuần thục, linh hoạt và hiệu quả chưa cao. Mặt khác, khi chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ thì các trường đại học thấy được sự cần thiết là sinh viên phải có những kỹ năng học tập cơ bản đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, đa phần các trường đại học chỉ tổ chức hướng dẫn cho sinh viên cách thức đăng ký tín chỉ tích lũy, sinh hoạt quy chế đào tạo theo tín chỉ cho sinh viên ở tuần giáo dục đầu khóa, chứ chưa có biện pháp cụ thể để rèn luyện KNHT cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 3 quy trình rèn luyện KNHT cho SV, thông qua 3 con đường, đó là: Qua dạy học chuyên đề “Rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ”; qua dạy học bộ môn và qua hoạt động cố vấn học tập. Nội dung của các quy trình đều hướng đến sử dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Đồng thời, việc rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên bằng 3 biện pháp khác nhau nhưng giữa 3 biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau nhằm củng cố và phát triển kỹ năng học tập cơ bản cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ. Vì vậy, để việc rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên đạt hiệu quả thì các trường đại học phải thực hiện đồng bộ ba biện pháp này.

SUMMARY INFORMATION NEW FINDINGS OF THE THESIS

Thesis title: Training Study Skills for Students in Credit-Based Training Systems

Major: Theories and Educational History

Thesis Code: 62.14.01.02

Author: PhD Candidate Nguyen Tuan Khanh

Supervisor: Associate Professor, Dr. Vu Trong Ry

Institution: Vietnam Institute for Educational Sciences

THE NEWNESS OF THE STUDY

Findings of this study show that the students’ study skills in credit-based courses are a group of activities aiming at accumulating credits actively, positively, self-consciously from the individual through both the inside and outside classroom activities. Therefore, to study well in the credit-based courses, it is necessary to train some skills such as study planning skills, listening skills, note-taking skills, reference searching skills, reading skills, group-work skills, presentation skills, study assessment and self-assessment skills.   

In reality, students’ study skills in credit-based courses at universities in the Mekong Delta region are mostly at a moderate level. This shows that in high school, students are trained some learning skills which are not thorough, skillful, flexible and effective enough to acquire knowledge at universities. On the other hand, transforming from the academic year to credit-based training, universities have realized the needs for basic learning skills in order to meet the requirements of the credit training mode. However, most universities only provide guidance on how to register for accumulative credits, the credit-based training mode regulations for students in the orientation week without any suggestions on autonomy skills especially in credit-based training mode.

Based on theoretical and practical research, the thesis proposes three processes of training study skills for students through three ways: learning from workshops of "training study skills for students in credit-based training system"; learning from classroom activities and learning from academic consulting activities. The content of the processes aims at using active teaching methods, learner-centered approach to suit the credit-based training system. Simultaneously, training study skills for students in three different methods that are closely interrelated and mutually affected to reinforce and develop students’ study skills to meet the requirements of the credit-based training system. Therefore, in order to effectively train study skills for students, universities should implement these three methods simultaneously.
1. Toan van luan an 
2. Tom tat luan an tieng Viet 
3. Tom tat luan an tieng Anh