Thông tin luận án: “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Vân

16/11/2021 14:20 GMT+7
Thông tin luận án: “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học”; Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục; Mã số: 9 14 01 02

Tên luận án: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Tên chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục học; Mã số: 9140102

Tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thúy Vân

Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:

1. PGS. TS. Phan Văn Nhân

2. TS. Lương Việt Thái

Tên cơ sở đào tạo: Viện khoa học Giáo dục Việt Nam

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:

1. Luận án đã kế thừa quan điểm của các nhà khoa học đi trước, đồng thời xác định được cơ sở lý luận phát triển NLTH trong dạy học theo HTTC. Phần lý thuyết của luận án đã làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm các khái niệm tín chỉ, tự học, năng lực, năng lực tự học; đặc điểm hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo HCTC, đặc điểm của dạy học theo học chế tín chỉ và so sánh tự học theo niên chế và theo tín chỉ; các thành tố của dạy học theo HCTC; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NLTH của SV...

2. Kết quả khảo sát thực trạng của luận án đã phản ánh được hạn chế trong nhận thức của GV và SV ở trường đại học về phát triển năng lực tự học cho SV trong dạy học theo học chế tín chỉ; phản ánh thực trạng năng lực tự học của SV. Sau khi phân tích kết quả thực trạng và sản phẩm của hoạt động giáo dục cho phép tác giả luận án nhận định việc phát triển năng lực tự học cho SV trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học còn hạn chế.

3. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất được các biện pháp phát triển NLTH cho SV trong dạy học theo học chế tín chỉ gồm: (1) Bồi dưỡng kiến thức tự học qua chuyên đề phát triển NLTH cho SV; (2) Phát triển NLTH thông qua tương tác dạy học học phần.

 

Title of thesis: DEVELOPING SELF - LEARNING CAPACITY FOR STUDENTS IN TEACHING CREDIT INSTITUTIONS AT UNIVERSITY

Major names: Reasoning and Education History; Code: 9140102

Reasearch student's name: Nguyen Thuy Van
Scientific Instructor:

1. Associate Professional: PhD Phan Van Nhan

2. PhD: Luong Viet Thai

Name of institution: VIETNAM ACADEMY OF EDUCATIONAL SCIENCES

The content is short of new academic, theoretical contributions, new points drawn from the research and survey results of the thesis: 

The thesis has inherited the views of the previous scientists, and at the same time identified the basis of the reasoning to develop self-learning capacity in teaching according to credit institutions. The theoretical part of the thesis clarifies issues related to the research topic including the concepts of credit, self-study, competence, self-study capacity; characteristics of students' academic activities in training according to credit institutions, characteristics of teaching according to credit institutions and comparing self-study by year and by credit; elements of teaching according to credit institutions; Factors affecting the development of self-study capacity of students... 

The results of the survey on the status of the thesis reflected the limitations in the perception of lecturers and students at the university about the development of self-study capacity for students in teaching according to credit institutions; Reflects the reality of students' self-study capacity. After analyzing the actual results and products of educational activities, the thesis author said that the development of self-study capacity for students in teaching credit institutions at universities is limited.
From theoretical and practical research, the thesis proposes measures to develop self-study capacity for students in teaching according to credit institutions including: (1) Fostering self-learning knowledge through the topic of self-study capacity development for students; (2) Develop self-learning capacity through part-teaching interaction.

Tin khác