Tên luận án: Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản
ở Trung học phổ thông
Tên chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 9 14 01 11
Tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hiền
Khóa đào tạo: 2013
Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Nguyễn Thành Thi
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hạnh
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
1- Tổng quan những công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án, đó là: Hoạt động giảng dạy của giáo viên; Đọc hiểu văn bản và phát triển năng lực cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông; Hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản... để làm căn cứ cho vấn đề nghiên cứu của luận án.
2- Xác định các căn cứ cơ bản về lý luận và thực tiễn để làm cơ sở đề xuất mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông (THPT).
3- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động của giáo viên Ngữ văn trong dạy đọc hiểu văn bản gắn với đặc trưng thể loại: Khái niệm đọc hiểu văn bản, hoạt động dạy học, năng lực đọc hiểu văn bản; Định hình các hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản theo thể loại và kiểu văn bản qua việc bám sát đặc trưng thi pháp thể loại.
4- Xác lập một số khái niệm: hoạt động; mô hình hoạt động của giáo viên là những hoạt động cốt lõi, có tính hệ thống, làm thành “khung” hoạt động dạy học, bắt buộc tất cả các giáo viên cần tôn trọng và vận dụng, đảm bảo sự tương tác giữa thầy và trò trong dạy đọc hiểu văn bản, hướng tới mục tiêu rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh THPT.
5- Đề xuất mô hình hoạt động của giáo viên Ngữ văn trong dạy đọc hiểu văn bản đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh THPT bao gồm mô hình hoạt động chung và mô hình hoạt động gắn với các loại văn bản, gồm văn bản văn học (thơ, truyện, kí, kịch) và văn bản nghị luận. Trong đó, xác định 04 hoạt động “cốt lõi” : Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu; Tổ chức hoạt động cho học sinh đọc hiểu trên lớp; Hướng dẫn thực hành, vận dụng; Kiểm tra, đánh giá. Mô hình hoạt động được khái quát thành 03 cấp độ: các bước, các hoạt động và các việc. Ở mỗi bước, gồm các hoạt động, trong mỗi hoạt động có các việc cụ thể được triển khai ở cả trước, trong và sau giờ học trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đảm bảo học sinh được hoạt động, được đọc văn bản trên tinh thần có mục đích, có phương pháp và tự bản thân học sinh hiểu và vận dụng. Mô hình hoạt động này đáp ứng yêu cầu hình thành cho học sinh cách đọc văn bản theo thể loại để có thể tự đọc các văn bản cùng thể loại đã học.
6- Thiết kế kế hoạch dạy học ở loại văn bản văn học theo mô hình đã đề xuất và được kiểm chứng qua tổ chức thực nghiệm sư phạm. Kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở THPT mà luận án đề xuất là có giá trị, đáng tin cậy và có tính khả thi.
Thesis title: Operational model of teachers in teaching reading comprehension
Major: Theory and Methods of Teaching Literature - Vietnamese
Major code: 9 14 01 11
PhD student’s name: Nguyen Thi Thu Hien
Tranging course: 2013
Scientific position, academic degree, name of advisors:
1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thanh Thi
2. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Hanh
Institute: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
The significations of the research on theory, academic, new findings from the results of the thesis:
1- Literature review of national and international publications related to the thesis topic, including: Teaching activities of teachers; reading comprehension and developing for students in reading comprehension skills at high school studies; Activities of teachers in teaching reading comprehension... to serve as a main objective of the thesis.
2- Identify the theoretical and practical issues for proposing the operation model of teachers in teaching reading comprehension at high school.
3- Systematize theoretical issues about the activities of Literature teachers in teaching reading comprehension associated with genre characteristics: definitions on Text reading comprehension, teaching activities, and reading comprehension competency; Forming activities for teaching reading comprehension by genre and text type, with a focus on the poetic elements of the genre.
4- Define the following terms: The teacher's activity model is the basic and systematic actions that comprise the "framework" of teaching activities, requiring all teachers to respect and apply, assuring teacher-student contacts in teaching of reading comprehension, with the purpose of improving the reading comprehension skills of high school student.
5- Proposing an activity model of Literature teachers in teaching reading comprehension to meet the requirements of developing text reading comprehension for high school students, including a general activity model and an activity model associated with types of texts, including literary texts (poems, stories, autographs, plays) and argumentative texts. In which, 04 main activities are identified: Preparation of reading comprehension lessons, organize activities for students to read in class, instructions for practice and application, and evaluation. The operational model is generalized into 03 levels include steps, activities, and tasks. At each step, including activities, in each activity, there are specific activities implemented both before, during and after school hours in class, outside of class time, ensuring students are active, read texts. in the spirit of purpose, method and students themselves understand and apply. The model met the requirement of forming for students how to read texts by genre so that they can read texts of the same genre themselves.
7- The findings revealed that the thesis' proposed model of instructors' activity in teaching reading comprehension in high school is significant, reliable, and practicable.
Thông tin chi tiết