1. Tên luận án: Thiết kế bài tập phân bậc theo thang Bloom trong dạy học phân hóa ở tiểu học
2. Tên chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 09140102
3. Tên nghiên cứu sinh: Vũ Thu Hằng Khóa đào tạo: 2015
4. Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:
Hướng dẫn 1 : PGS.TS. Phó Đức Hòa
Hướng dẫn 2 : TS. Lương Việt Thái
5. Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Đóng góp về mặt học thuật, lí luận
Luận án là một công trình khoa học chuyên sâu, có hệ thống về thiết kế bài tập phân bậc (BTPB) theo thang Bloom trong dạy học phân hóa (DHPH) ở tiểu học. Kết quả nghiên cứu có những điểm như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về BTPB theo thang Bloom trong DHPH trong dạy học tiểu học.
- Đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng BTPB trong DHPH theo thang Bloom trong dạy học các môn ở tiểu học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Kết luận chính và đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
1. DHPH là một trong những phương pháp dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông 2018. BTPB theo thang Bloom không những kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn được xem như công cụ hữu ích trong việc vận dụng phương pháp DHPH ở cấp tiểu học.
BTPB theo thang Bloom trong DHPH được thiết kế theo quy trình sẽ giúp phân loại mức độ nhận thức và điều chỉnh quá trình dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất cho học sinh tiểu học, phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay.
2. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: Mặc dù đội ngũ giáo viên tiểu học đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của BTPB theo thang Bloom trong DHPH. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ dừng lại về mặt lí thuyết bởi việc thiết kế và sử dụng BTPB chưa được thực hiện một cách quy mô bởi những yếu tố khách quan cũng như chủ quan từ phía giáo viên.
3. Xây dựng quy trình thiết kế bài tập phân bậc theo thang Bloom trên cơ sở tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính phân hóa và vừa sức học sinh, nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của học sinh.
Các bước cụ thể như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu học tập ; Bước 2: Phân tích nhu cầu học tập của HS; Bước 3: Phân tích nội dung học tập; Bước 4: Mã hóa nội dung học tập vào bài tập; Bước 5: Lựa chọn phương thức học tập; Bước 6: Tổ chức hoạt động thực hành cho HS; Bước 7: Phản hồi và điều chỉnh.
4. Kết quả phần thực nghiệm sư phạm đã khẳng định hiệu quả của hệ thống BTPB trong dạy học tiểu học mà luận án đã đề xuất, phù hợp với giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra ban đầu.
5. Qua một thời gian nghiên cứu, chúng tôi có một số đề nghị sau:
- Tiếp tục triển khai thực nghiệm hệ thống BTPB trong cả nước.
- Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng quy trình thiết kế và sử dụng BTPB trong các môn học khác ở tiểu học.
- Để đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua thực hiện BTPB, cần tập huấn cho giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như quy trình thiết kế và cách sử dụng BTPB sao cho hiệu quả nhất trong quá trình dạy học các môn học ở tiểu học.
1. Title of thesis: Designing tiered assignments in differentiated instruction by Bloom’s taxonomy in primary education
2. Name of major: Theory and history of education Code: 09140102
3. Name of PhD student: Mrs. Vu Thu Hang Training course: 2015
4. Scientific title, academic degree, name of the instructors:
Instructor 1: Assoc. Prof. and PhD. Pho Duc Hoa
Instructor 1: PhD. Luong Viet Thai
5. Name of training institution: The Vietnam National Institute of Educational Sciences(VNIES)
New academic and theoretical contributions, new points drawn from research and survey results of the thesis
Contributions on academic and theory
The thesis is an in-depth and systematic scientific work on the designing tiered assignments by Bloom’s taxonomy in differentiated instruction in primary school. The study results have the following points:
- Systematize the theoretical and practical basis of tiered assignments by Bloom’s taxonomy in differentiated instruction in primary school.
- Proposing the process of designing and applicating tiered assignments by Bloom’s taxonomy in differentiated instruction in teaching primary subjects to meet the requirements of the 2018's general education program.
Main conclusions and recommendations drawn from the research results
1. Differentiated instruction is one of the active teaching methods that meets the requirements of the 2018's general education program. Tiered assignments by Bloom's taxonomy not only tests and evaluates student learning outcomes, but is also considered as useful tool in applying differentiated instruction methods at primary school level.
Tiered assignments by Bloom's taxonomy in differentiated instruction is designed according to the process that will help classify the level of awareness and adjust the teaching process to meet the requirements of competence and quality for primary school students in line with current educational practice.
2. The survey results show that although primary school teachers have a correct perception of the importance of tiered assignments by Bloom's taxonomy in differentiated instruction . However, this also only stops in theory because the designing and applicating of tiered assignments has not been done on a large scale because of objective as well as subjective factors on the part of teachers.
3. Based on theory and practice, the proposed design process of tiered assignments by Bloom's taxonomy is consistent with educational practice on the basis of compliance with some basic principles such as the principle of ensuring goals, principles to ensure systematicity, principles to ensure differentiation and student fit, principles to ensure student's activeness.
The specific steps are as follows: Step 1: Identify learning objectives; Step 2: Analyze students' learning needs; Step 3: Analyze the learning content; Step 4: Coding learning content into exercises; Step 5: Choose a learning method; Step 6: Organize practical activities for students; Step 7: Feedback and adjustments.
4. The results of the pedagogical experiment have confirmed the effectiveness of the system of tiered assignments in primary teaching that the thesis has proposed, in accordance with the scientific hypothesis that the topic set out initially.
5. After a period of research, we have some suggestions as follows:
- Continue to experiment with the tiered assignments system throughout the country.
- Continue to study and apply the process of designing and using tiered assignments in other subjects in primary school.
- In order to form and develop fully the capacity and qualities of students through the implementation of tiered assignments, it is necessary to train teachers to be aware of the importance as well as the process and how to use tiered assignments in the most effective way in the teaching of primary school subjects.