Tên luận án : Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở
Tên chuyên ngành : Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01
3. Tên nghiên cứu sinh : Trần Thị Quỳnh Trang
Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:
Hướng dẫn 1 : PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa
Hướng dẫn 2 : PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận
Tên cơ sở đào tạo : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
1. Đóng góp về mặt học thuật, lí luận
- Xây dựng hệ thống khái niệm về năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trung cơ sở.
- Phát hiện cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong thực hiện nhiệm vụ của học sinh trung học cơ sở, các năng lực thành phần, tiêu chí, chỉ báo và tiêu chí chất lượng cụ thể với các mức độ phát triển của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở.
- Chỉ ra sự phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong thực hiện nhiệm vụ của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực này. Từ đó xác định cơ chế tâm lý, quy luật phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong thực hiện nhiệm vụ học tập cho học sinh trung học cơ sở.
2. Kết luận chính và đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở có sự phân loại ở ba mức độ, thấp, trung bình và cao, trong đó chủ yếu học sinh có năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở mức trung bình. Về các năng lực thành phần, năng lực xác định vấn đề và thống nhất nhiệm vụ cần hợp tác giải quyết có điểm trung bình cao nhất, năng lực thống nhất các giải pháp cho các không vấn đề của nhiệm vụ học tập có điểm trung bình thấp nhất.
- Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề gồm 4 thành phần và các thành phần năng lực thành phần có tương quan chặt chẽ với nhau và tương quan thuận với năng lực hợp tác giải quyết vấn đề có ý nghĩa thống kê hoàn toàn phù hợp với khung lí thuyết về cấu trúc năng lực đã xây dựng. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hoá Beta, thứ tự mức độ tác động mạnh nhất tới yếu nhất của các năng lực thành phần tới năng lực hợp tác giải quyết vấn đề như sau: Thứ nhất, năng lực tổ chức cùng giải quyết nhiệm vụ; Thứ hai, năng lực xác định và thống nhất nhiệm vụ cần hợp tác giải quyết; Thứ ba, năng lực đánh giá hiệu quả giải pháp và quá trình hợp tác giải quyết nhiệm vụ; Thứ tư, năng lực thống nhất các giải pháp cho các không gian vấn đề của nhiệm vụ học tập.
Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở. Trong đó, yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng theo thứ tự sau: (1) Nhu cầu, động cơ; (2) Xúc cảm, tình cảm; (3) Kĩ năng xã hội; (4) Trình độ nhận thức và kinh nghiệm và (5) Tính cách. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực hợp tác giải quyết vấn đề từ mạnh đến yếu theo thứ tự sau: (1) Đặc điểm của nhiệm vụ cần hợp tác giải quyết; (2) GV quan tâm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề và (3) Đặc điểm của nhóm hợp tác giải quyết vấn đề.
Có thể nâng cao năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở bằng cách tác động vào rèn luyện các kĩ năng/ biểu hiện của các năng lực thành phần trong năng lực hợp tác giải quyết vấn đề.
SUMMARY OF NEW CONCLUSIONS INCLUDED IN DOCTORIAL THESIS
Thesis title: Collaborative problem-solving competency of junior high school students
Name of major: Professional Psychology Code: 09.31.04.01
PhD student: Tran Thi Quynh Trang
Supervisor:
Assoc.Prof.Dr. Đinh Thi Kim Thoa
Assoc.Prof.Dr. Nguyen Hong Thuan
Training institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences
New academic and theoretical contributions, new points drawn from the research and survey results of the thesis.
1. Academic and theoretical contributions
- Building a conceptual system of collaborative competency, problem solving competency, collaborative problem-solving, and collaborative problem-solving competency in performing learning tasks of junior high school students.
- Detecting the structure of collaborative problem-solving cpmpetency, collaborative problem-solving competency in performing tasks of junior high school students, component competencies, criteria, indicators and quality criteria specific assessment with developmen levels of the collaborative problem-solving competency of junior high school students.
- Shown the development of collaborative problem-solving competency in performing tasks of junior high school students and the factors affecting this competency. From there, identify the psychological mechanism, law of develop collaborative problem-solving competency in performing tasks of junior high school students.
2. Main conclusions and recommendations drawn from the study results
- Collaborative problem-solving competency of junior high school students has been classified into three levels low, average and high. Most of the students have collaborative problem-solving competency at average level. In terms of component competencies, the ability to diagnose and understand the tasks that need to be solved collaboratively has the highest average score, the ability to agree on solutions to the problems that might appear during the tasks had the lowest average score.
- Collaborative problem-solving competency consists of 04 components. All components are closely related to each other and positively correlated with the ability to collaborate in solving problems and have statistical significance, which is completely consistent with the theoretical framework of proposed competence structure. Based on standardized regression coefficients, also called Beta weights, the order from the strongest to weakest influence levels of the component capacities on collaborative problem-solving competency is as follows: (1) first, the ability to solve the tasks together (2) second, the ability to diagnose and understand the tasks that need to be solved collaboratively; Third, the ability to evaluate the effectiveness of the solutions as well as the collaborative problem-solving process and fourth, the ability to agree on solutions to the problems that might appear during the tasks.
- There are many objective and subjective factors affecting the collaborative problem-solving competency of junior high school students. Inside, subjective factors have influence in the following order: (1) Demand, motivation; (2) Emotions, feelings; (3) Social skills; (4) level of cognition and experience in the process of collaborative problem-solving and (5) Personality. Objective factors affecting the capacity of cooperation to solve problems from strong to weak are in the following order: (1) Characteristics of the task to be solved cooperatively; (2) Teachers are interested in developing collaborative problem solving capabilities and (3) Characteristics of collaborative problem solving groups.
- Collaborative problem-solving competency of junior high school students can be enhanced by influencing the practice of skills/expression of component competencies in the collaborative problem-solving competency.