Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu phát triển khung chương trình tiền học đường cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ chuẩn bị vào lớp Một hoà nhập tại Việt Nam”

16/01/2023 14:27 GMT+7
Sáng ngày 14/01/2023, tại phòng họp A4, trụ sở 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu phát triển khung chương trình tiền học đường cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ chuẩn bị vào lớp Một hoà


Hội đồng nghiệm thu
 
Buổi nghiệm thu diễn ra với sự chủ trì của GS.TS. Lê Anh Vinh - Chủ tịch hội đồng, các thành viên của hội đồng theo quyết định, đại biểu của các phòng chức năng và các thành viên của nhóm nghiên cứu.
 
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về giáo dục chuẩn bị cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ vào tiểu học, từ đó xây dựng khung chương trình tiền học đường chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một hoà nhập được thuận lợi và hiệu quả hơn, đảm bảo quyền được học hành và hoà nhập xã hội của trẻ em.
 
Về cơ sở lí luận, đề tài trình bày tổng quan nghiên cứu về phát triển khung chương trình tiền học đường cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, các khái niệm cơ bản (khung chương trình, phát triển chương trình, chương trình tiền học đường), các đặc điểm phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỉ, những khó khăn và những vấn đề cần chuẩn bị cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ vào lớp Một, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tiền học đường chuẩn bị cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ vào lớp Một.
 
Về cơ sở thực tiễn, đề tài trình bày kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về phát triển khung chương trình tiền học đường cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ chuẩn bị vào lớp Một hoà nhập, đồng thời phân tích kết quả khảo sát thực trạng giáo dục tiền học đường cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ chuẩn bị vào lớp Một hoà nhập ở Việt Nam.
 
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất khung chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hiện khung chương trình tiền học đường cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ chuẩn bị vào lớp Một hoà nhập tại Việt Nam. Mục tiêu của chương trình nhằm chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, kiến thức và kĩ năng học đường cơ bản để trẻ rối loạn phổ tự kỉ sẵn sàng vào lớp Một, đặt nền tảng cho việc học các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 05 lĩnh vực phát triển được chú trọng, bao gồm: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam