Tham gia đoàn công tác của Đại học Glasgow có 5 chuyên gia về giáo dục:
- Giáo sư Graham Donaldson, Trưởng Ban Cố vấn chuyên môn về giáo dục cho Chính phủ Scotland – Vương quốc Anh;
- Giáo sư Christopher Chapman, Giám đốc Trung tâm Robert Owen về thay đổi giáo dục, Đại học Glasgow;
- Giáo sư Michele Schweisfurth đồng Giám đốc Trung tâm Robert Owen; Đại học Glasgow;
- Giáo sư Clive Dimmock, Chủ tịch Trung tâm Lãnh đạo và Học tập chuyên môn, Đại học Glasgow;
- Bà Angela Melley - Giám đốc Phát triển Quốc tế của Đại học Khoa học Xã hội, Đại học Glasgow;
Trong thời gian làm việc tại Hà Nội, đoàn đã có các buổi thảo luận, trao đổi thông tin và báo cáo chuyên đề với các chuyên gia của Viện KHGDVN và Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội về những nội dung liên quan đế đổi mới giáo dục, thách thức trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, xây dựng chương trình, kiểm tra đánh giá, phương pháp giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng giáo giáo viên, .... Bên cạnh đó, đoàn cũng có các buổi đế thăm và làm việc tại một số trường tiểu học, trung học cơ sở tại Hà Nội để hiểu rõ thêm về tình hình đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay.
Đoàn sẽ tiếp tục làm việc tại Viện KHGDVN và Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đến ngày 26/11/2015.
Tóm tắt tiểu sử các chuyên gia trong đoàn công tác của Đại học Glasgow:
1. Giáo sư Clive Dimmock
Giáo sự Clive Dimmock được bổ nhiệm là Chủ tịch của Trung tâm Lãnh đạo và Học tập Chuyên môn tại trường Đại học Glasgow vào tháng 10 năm 2013. Trước khi giữ chức vụ này, Ông là Giáo sư Giáo dục học tại Học viện Giáo dục Quốc gia, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, và Giáo sư danh dự tại Đại học Leicester. Ông cũng là Nghiên cứu viên Cao cấp tại Trung tâm Lãnh đạo Châu Á Thái Bình Dương, Viện Giáo dục Hồng Kông. Ông Clive đã tốt nghiệp tại trường Kinh tế London và nhận bằng tiến sĩ về Chính sách và Giáo dục So sánh tại Học viện Giáo dục, Đại học London. Ông cũng là cố vấn về Dự án Đổi mới Môi trường Học tập của OECD, kiêm cố vấn cho các chính phủ Châu Á, và là chuyên gia trình bày chính trong các hội nghị quốc tế tại Úc, Châu Á và Trung Đông
2. Giáo sư Michele Scweisfurth
Giáo sư Michele Schweisfurth là đồng Giám đốc Trung tâm Robert Owen về Thay đổi Giáo dục của Đại học Glasgow. Trước đó, Michele đã làm việc ở trường Đại học Birmingham với vai trò Giáo sư về Giáo dục Quốc tế và So sánh vào tháng 1 năm 2013. Bà cũng là thành viên của Ban Biên tập cho các Tạp chí Quốc tế về Phát triển Giáo dục, Giáo dục Châu Âu: Những vấn đề, Nghiên cứu và Triển vọng, Tổng kết hàng quý về Giáo dục So sánh (UNESCO)
3. Giáo sư Graham Donaldson
Giáo sư Graham Donaldson đã công tác 40 năm cho ngành giáo dục, làm việc tại các trường học, trường đại học, cơ quan quản lý trung ương và địa phương. Vào năm 1983, Graham đã được bổ nhiệm vị trí Thanh tra Giáo dục (HMIE) và từ năm 2002 tới 2010, ông giữ chức vụ Trưởng thanh tra giáo dục và cố vấn trưởng chuyên môn về giáo dục cho Chính phủ Scotland. Sau khi nghỉ hưu vào năm 2010, Ông được chính phủ mời tham gia rà soát đào tạo giáo viên ở Scotland. Báo cáo của ông về ‘Tương lai giảng dạy của Scotland’ được xuất bản vào năm 2011 và 50 khuyến nghị trong bản báo cáo này đã được chính phủ chấp thuận. Vào tháng 4 năm 2011, ông được bổ nhiệm là giáo sư danh dự của Đại học Glasgow. Giáo sư Graham cũng là một đại diện của Scotland và Vương Quốc Anh, một tư vấn viên và là một chuyên gia quốc tế của OECD.
Giáo sư Christopher Chapman được bổ nhiệm là Chủ tịch Giáo dục và Chính sách Công và Thực hành tại Đại học Glasgow vào tháng 1 năm 2013. Trước khi được bổ nhiệm ông là Giáo sư Giáo dục tại Đại học Manchester và đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và học thuật tại Đại học Nottingham và Đại học Warwick. Ông là Giám đốc của Trung tâm Robert Owen về Bình đẳng và Thay đổi Giáo dục, Khoa Giáo dục, Đại học Glasgow và là biên tập của tạp chí Quản lý và Lãnh đạo trường học. Ông cũng vừa được bổ nhiệm làm tư vấn viên cho Chính phủ Scotland.
5. Bà Angela Melley
Bà Angela Melley là giám đốc Phát triển Quốc tế của Đại học Khoa học Xã hội, Đại học Glasgow. Vai trò của bà là hỗ trợ cán bộ tại năm khoa của trường đại học trong các hoạt động hợp tác quốc tế: xây dựng các mối liên kết, phát triển thỏa thuận, xây dựng các trình độ liên kết, xây dựng các quy trình học bổng. Bà Melley từng giữ các vai trò cán bộ đào tạo giáo viên cho các giáo viên giảng dạy tiếng anh, lãnh đạo dự án cho văn phòng của Liên minh Châu Âu tại Tây Ban Nha về mở các khóa đào tạo cho chuyên gia ngôn ngữ và là Giám đốc Phòng quản lý sinh viên quốc tế của một trường đại học về giáo dục đại học ở phía Tây London, liên quan đến xúc tiến, tuyển sinh và những yêu cầu về thị thực du học.