Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 18.MN - Giáo dục Mầm non, tháng 06 năm 2019

26/08/2019 14:33 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 18.MN - Giáo dục Mầm non, tháng 06 năm 2019

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Nguyễn Thị Mỹ Trinh

 

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non

2

Lê Vân Anh

 

Bạo lực học đường và những vấn đề đặt ra trong giáo dục

3

Lê Hải Diệu

 

Biện pháp hướng dẫn sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non tổ chức các thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non

4

Chu Thị Hồng Nhung;

Bùi Thị Lâm

 

Xây dựng kế hoạch giáo dục ở trường mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương

5

Lê Thị Luận

 

 

Những biểu hiện cảm xúc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non

6

Nguyễn Thị Trang

 

 

Đảm bảo tính đa văn hóa trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số

7

Nguyễn Thị Thu Hà

 

Phòng chống bạo lực học đường ở cơ sở giáo dục mầm non

8

Nguyễn Thị Thủy

 

Giới và lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam

9

Đặng Lan Phương

 

Vấn đề giáo dục phòng tránh bạo lực đối với trẻ mầm non trên cơ sở giới trong công tác đào tạo giáo viên mầm non

10

Ngô Toàn

 

Kì vọng dựa trên giới tại các cơ sở giáo dục mầm non: Bạo lực mang tính sắp đặt, đặc ân dạy dỗ và xung hấn bị động của nữ giáo viên

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

11

Nguyễn Thị Thu Huyền

 

Kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống bạo lực với trẻ em trên cơ sở giới tại các cơ sở giáo dục mầm non

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

 

12

Nguyễn Thị Thương Thương

 

Kinh nghiệm quốc tế về việc cho trẻ làm quen tiếng Anh trong trường mầm non và bài học cho Việt Nam

13

Vũ Thị Ngọc Minh

 

Giáo dục cảm xúc - xã hội trong chương trình giáo dục mầm non của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

 

 

 

 

TÓM TẮT

SỐ 18.MN 01 - GIÁO DỤC MẦM NON

THÁNG 6/2019

 

1

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non

 

Nguyễn Thị Mỹ Trinh

Email: mytrinhdhv@gmail.com

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Môi trường giáo dục là điều kiện quan trọng tạo ra hiệu quả giáo dục cũng như tác động tích cực đến sự phát triển tâm lí và hình thành nhân cách của người học nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Bài viết làm rõ quan niệm về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện chỉ ra các thành tố, biểu hiện của môi trường giáo dục đáp ứng các tiêu chí nêu trên, đồng thời xác định rõ nguyên tắc và gợi ý quy trình xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các cơ sở giáo dục mầm non.

 

TỪ KHÓA: Môi trường giáo dục; an toàn; lành mạnh; thân thiện; mầm non.

2

Bạo lực học đường và những vấn đề đặt ra trong giáo dục

 

Lê Vân Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Emai: vananh_02@yahoo.com

                                                                              

TÓM TẮT:

Bài viết làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về bạo lực học đường như khái niệm, biểu hiện của hành vi bạo lực, những dấu hiệu, yếu tố nguy cơ gây ra hành vi bạo lực và hậu quả của các hành vi bạo lực học đường, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường.

 

TỪ KHÓA: Bạo lực; bạo lực học đường; giáo dục.

3

Biện pháp hướng dẫn sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non tổ chức các thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non

 

Lê Hải Diệu

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam

Email: k.mamnonhb@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ cần thực hiện đúng yêu cầu của hoạt động, đó là chú trọng vào quá trình hơn là kết quả, coi trọng khả năng khám phá, trải nghiệm của trẻ.Tổ chức các thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học là một trong những cách tăng cường khả năng khám phá của trẻ. Việc tổ chức các thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ của sinh viên đã có nhưng chưa thường xuyên. Bài biết này đưa ra các biện pháp nhằm hướng dẫn sinh viên biết cách tổ chức thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cũng như chất lượng đào tạo giáo viên mầm non.

 

TỪ KHÓA: Tổ chức thí nghiệm; hoạt động khám phá khoa học; trẻ mầm non.

4

Xây dựng kế hoạch giáo dục ở trường mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương

 

Chu Thị Hồng Nhung

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: chunhung.vnies@gmail.com

 

Bùi Thị Lâm

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: lambt@hnue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với bối cảnh địa phương là hoạt động dựa trên mục tiêu giáo dục lựa chọn các nội dung giáo dục và thiết kế các hoạt động giáo dục phù hợp với bối cảnh của mỗi địa phương nhằm giúp cán bộ quản lí và giáo viên thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non. Để triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh địa phương, cần chú ý đến đặc điểm phát triển của trẻ, giá trị văn hóa và điều kiện của địa phương. Vì vậy, cá bộ quản lí và giáo viên mầm non cần xây dựng tốt kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần để làm căn cứ triển khai các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non.

 

TỪ KHÓA: Kế hoạch giáo dục; Chương trình giáo dục mầm non; trẻ mầm non; hoạt động giáo dục trẻ.

5

Những biểu hiện cảm xúc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non

 

Lê Thị Luận

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam

Email: leluan874@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Cảm xúc là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con người. Giáo dục phát triển cảm xúc được coi là một nội dung giáo dục trong gia đình, trường mầm non. Bởi lẽ cảm xúc của con người là một giá trị xã hội, một giá trị đạo đức. Xuất phát từ sự thoả mãn tối đa nhu cầu cơ bản của trẻ trong gia đình mà trẻ yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, khi được thoả mãn nhu cầu trẻ vui sướng, phấn khích. Ngược lại, trẻ sẽ khóc lóc, hờn giận trẻ biểu hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ, hành động cơ thể. Đến khi biết nói, người lớn dạy trẻ bằng lời, bằng hành vi, hành động biết chờ đợi, biết kiềm chế bản thân khi đói mà cơm chưa chín, đòi bánh kẹo nhưng không có sẵn phải đi mua.Từ cảm xúc với người thân trong gia đình, trẻ mới hình thành và phát triển cảm xúc với cô giáo, bạn bè. Khi hành động, giao tiếp ứng xử với mọi người cảm xúc được biểu hiện bằng hệ thống thái độ định hướng điều chỉnh, điều khiển hành vi cá nhân sao cho phù hợp với chuẩn mực hành vi văn hoá xã hội đòi hỏi cảm xúc trở thành một bộ phận của nhân cách.

 

TỪ KHÓA: Cảm xúc; biểu biện cảm xúc; trẻ mẫu giáo; trò chơi đóng vai theo chủ đề.

6

Đảm bảo tính đa văn hóa trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số

 

Nguyễn Thị Trang

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: trangnguyen0109@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Giáo dục đa văn hóa cho trẻ từ lứa tuổi mầm non nhằm thúc đẩy trẻ tìm hiểu tính độc đáo của nền văn hoá ở chính gia đình, cộng đồng, dân tộc mình cũng như cho phép đứa trẻ chấp nhận tính độc đáo của nền văn hoá, cộng đồng, cá nhân khác. Từ đó, giúp trẻ hiểu được cuộc sống đa văn hóa và chuẩn bị thích ứng với cuộc sống đa dạng văn hóa trong xã hội. Việc mang trẻ em vào thực tiễn/ trải nghiệm đa văn hóa trong cộng đồng và đưa thực tiễn đa văn hóa của cộng đồng vào Chương trình giáo dục mầm non để giúp trẻ cảm thấy thoải mái về bản thân, gia đình và cộng đồng của mình, đồng thời cho trẻ tiếp xúc với những khác biệt, những điều không quen thuộc qua những trải nghiệm đa dạng ngoài cuộc sống. Quá trình cần đảm bảo tính liên tục và phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong chương trình giảng dạy. Bằng các phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn về giáo dục đa văn hóa trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số, bài viết nhấn mạnh tính cần thiết của việc đảm bảo tính đa văn hóa trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số, chỉ ra những vấn đề thực trạng trong tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, những nguyên nhân và đề xuất cách thức đảm bảo tính đa văn hóa trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục; đa văn hóa; chương trình giáo dục mầm non.

7

Phòng chống bạo lực học đường ở cơ sở giáo dục mầm non

 

Nguyễn Thị Thu Hà

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: thuha.nguyen148@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bạo lực học học đường là yếu tố gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thể chất, tâm lí, hành vi, các mối quan hệ xã hội của những người tham gia vào môi trường giáo dục. Quy trình phòng chống bạo lực học đường với các điều kiện, nguyên tắc và các bước thực hiện cụ thể phù hợp với mức độ của từng tình huống được đề cập trong bài viết sẽ là gợi ý cho các cơ sở giáo dục mầm non tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn công tác.

 

TỪ KHÓA: Bạo lực; bạo lực trẻ em; bạo lực học đường; phòng chống bạo lực; giáo dục mầm non.

8

Giới và lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam

 

Nguyễn Thị Thủy

Email: ntthuyqb@gmail.com

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày cơ sở lí luận, pháp lí và thực tiễn của việc lồng ghép giới trong Giáo dục mầm non nói chung, trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non nói riêng. Đồng thời, chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản và khuyến nghị các giải pháp tăng cường lồng ghép Giới trong giáo dục mầm non ở Việt Nam.

 

TỪ KHÓA: Giới; bình đẳng giới; lồng ghép giới; chương trình; giáo dục mầm non; giáo viên mầm non.

9

Vấn đề giáo dục phòng tránh bạo lực đối với trẻ mầm non trên cơ sở giới trong công tác đào tạo giáo viên mầm non

 

Đặng Lan Phương

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email:dlphuong@daihocthudo.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Giáo dục và phòng tránh bạo lực đối với trẻ mầm non nói chung, phòng tránh bạo lực trên trên cơ sở giới nói riêng phải được chú trọng ngay từ khâu đào tạo tại hệ thống các trường sư phạm. Bài viết đề cập đến nội dung, hình thức và một số giải pháp giáo dục phòng tránh bạo lực đối với trẻ mầm non trên cơ sở giới trong các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm hình thành ở người giáo viên tương lai những phẩm chất, năng lực nền tảng, cần thiết như tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, kiến thức, kĩ năng chăm sóc giáo dục, đáp ứng trẻ.

 

TỪ KHÓA: Bạo lực; trẻ mầm non; giới; đào tạo; giáo viên mầm non.

10

Kì vọng dựa trên giới tại các cơ sở giáo dục mầm non: Bạo lực mang tính sắp đặt, đặc ân dạy dỗ và xung hấn bị động của nữ giáo viên

 

Ngô Toàn

Văn phòng Tham vấn Tâm lí thuộc Trung tâm Can thiệp Sớm và Hỗ trợ Giáo dục Hoà Nhập EduNow

Số 7 Thích Quảng Đức, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam

Email: caitoi@ngotoan.com

 

TÓM TẮT:

Bắt nạt và bạo lực, thực tế có thể xảy ra ngay khi trẻ nhỏ lần đầu tiên tới trường. Kì vọng của giáo viên mầm non dễ tác động tới cách học sinh ứng xử và quan hệ của thầy, cô với học trò. Giáo viên mầm non phải thấu hiểu bất kì kì vọng dựa trên giới nào còn tiếp tục được duy trì trong lòng. Họ cũng phải có khả năng đánh giá được các hậu quả của quyền lực sắp đặt ở bối cảnh học đường. Đặc biệt, nữ giáo viên mầm non cần học cách nhận ra những xung hấn bị động thường ngày, rồi thay đổi bản thân nhằm gìn giữ sự nâng đỡ, liêm chính và công bằng cho trường, lớp, nhất là các em chịu thiệt thòi. Đóng vai trò quan trọng trong hạn chế bất công, cải thiện kết quả học tập của trẻ em, đồng thời nhằm đảm bảo sức khoẻ tinh thần lành mạnh, giáo viên mầm non cần tăng cường khả năng nhạy cảm để chóng nhận ra niềm tin sai lạc của chính mình về học sinh và bối cảnh học đường khiến họ mệt mỏi và khổ sở.

 

TỪ KHÓA: Bạo lực mang tính sắp đặt; bắt nạt; kì vọng dựa trên giới; xung hấn bị động.

11

Kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống bạo lực với trẻ em trên cơ sở giới tại các cơ sở giáo dục mầm non

 

Nguyễn Thị Thu Huyền

Trường Mầm non Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Số 9, ngõ 51 đường Phú Minh, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Email: thuhuyen241276@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bạo lực trên cơ sở giới là: “Bạo lực nhằm vào một người trên cơ sở phân biệt đối xử giới hoặc giới tính. Nó bao gồm các hành động gây tác hại hoặc gây đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình dục, gồm cả sự đe dọa thực hiện những hành vi này, sự cưỡng bức và tước đoạt tự do dưới những hình thức khác nhau. Mặc dù phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể trở thành nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới nhưng phụ nữ và trẻ em gái thường là nạn nhân chủ yếu”. Bản chất của bạo lực trên cơ sở giới vẫn là bạo lực đối với một người dựa trên cơ sở giới tính của người đó. Nó bao gồm các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lí và tình dục, những đe doạ dẫn đến những hành động nói trên, sự ép buộc và những hình thức khác nhằm tước bỏ tự do của người đó... Bạo lực trẻ em trên cơ sở giới tại các cơ sở giáo dục mầm non là: Bạo lực nhằm vào một hay nhiều trẻ trên cơ sở phân biệt đối xử giới hoặc giới tính”. Nó bao gồm các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lí và tình dục, những đe doạ dẫn đến những hành động nói trên, sự ép buộc và những hình thức khác nhằm tước bỏ tự do của trẻ độ tuổi mầm non.

 

TỪ KHÓA: Bạo lực; trẻ em; giới; giáo dục mầm non.

12

Kinh nghiệm quốc tế về việc cho trẻ làm quen tiếng Anh trong trường mầm non và bài học cho Việt Nam

 

Nguyễn Thị Thương Thương

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyenthithuongthuong.edu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu, được sử dụng phổ biến trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, là công cụ không thể thiếu đối với mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. Tiếng Anh còn là ngôn ngữ gắn kết quan trọng, giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa cá nhân này với cá nhân khác dễ dàng hơn. Việc cho trẻ làm quen tiếng Anh ngay từ bậc học Mầm non hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo dục và các bậc phụ huynh. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn thành công trong dạy và học tiếng Anh ở một số quốc gia tiên tiến, bài báo đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với trẻ mầm non, các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh để chứng minh được sự cần thiết, phù hợp và hiệu quả mang lại của việc cho trẻ được tiếp cận sớm với tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mầm non.

 

TỪ KHÓA: Tiếng Anh; làm quen; trường mầm non; trẻ mầm non; ngôn ngữ thứ hai; tiếng mẹ đẻ.

13

Giáo dục cảm xúc - xã hội trong chương trình giáo dục mầm non của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

 

Vũ Thị Ngọc Minh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngocminh.ma@gmail.com

 

Tóm tắt:

Ngày nay, trường học càng trở nên đa văn hóa bởi sự xuất hiện của người học với sự đa dạng về nguồn gốc kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều nghiên cứu dựa trên bằng chứng cho thấy: Con người sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc và sự thành công trong sự nghiệp khi mà trong suốt những năm tháng ấu thơ. Họ nhận được sự quan tâm đầy đủ về giáo dục các khía cạnh xã hội và cảm xúc (cả giáo dục nhà trường cũng như giáo dục gia đình và xã hội). Giáo dục cảm xúc xã hội (SEL) cung cấp nền tảng cho việc học tập, vui chơi an toàn và tích cực của trẻ mầm non, từ đó nâng cao khả năng thành công ở những giai đoạn tiếp theo của cá nhân trong trường học, sự nghiệp và cuộc sống sau này.

 

Từ khóa: SEL; cảm xúc xã hội; giáo dục cảm xúc - xã hội.