Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 30 tháng 6.2020

08/07/2020 16:36 GMT+7

   

MỤC LỤC TẠP CHÍ KHGD VIỆT NAM

SỐ 30 THÁNG 06/2020

 

 

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Trần Bích Hạnh

 

Giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ từ di sản của các nhà khoa học Việt Nam

2

Nguyễn Thị Lê

 

Xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay

3

Bùi Thị Thanh Diệu

 

Tin giả và vấn đề đào tạo kiến thức thông tin trong môi trường giáo dục đại học

4

Phạm Thị Hồng Hạnh

Chu Thị Mai Quyên

Sử dụng mô hình 5E thiết kế kế hoạch dạy học Chương 2 Hình học lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM

5

Nguyễn Thị Thu Hằng

Phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

6

Nguyễn Thị Việt Hà

 

Chương trình Giáo dục công dân với công tác giáo dục cải tạo phạm nhân

7

Trần Thị Tâm Minh

 

Một số nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non

8

Lê Thị Thu Huyền

 

Khó khăn của sinh viên tiếng Anh không chuyên khi làm bài viết học thuật và một số giải pháp đề xuất

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

9

Lê Thị Hoài Chung

 

Sự cần thiết và một số biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An

10

Hoàng Thị Song Thanh

Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học theo chuẩn đầu ra dựa vào năng lực tại khu vực miền Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

 

11

Nguyễn Thị Hảo

 

Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nhà nước đối với các chương trình đào tạo nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học và bài học cho Việt Nam

 

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 30 - THÁNG 6 NĂM 2020

 

1

Giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ từ di sản của các nhà khoa học Việt Nam

 

Trần Bích Hạnh

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam

Số 561 Lạc Long Quân, Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Email: tranbichhanh@heritist.com

 

TÓM TẮT:

Trong việc giáo dục giá trị đối với thế hệ trẻ là học sinh, sinh viên, một trong những biện pháp hữu hiệu là nêu gương từ những con người thật, việc làm thật. Di sản của các nhà khoa học Việt Nam (bao gồm những câu chuyện, tài liệu và hiện vật sản sinh trong quá trình hoạt động của họ) có nhiều tiềm năng để thực hiện công tác này. Bài viết tập trung làm rõ các giá trị sống tiềm tàng trong di sản của các nhà khoa học Việt Nam từ thực tế hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, đồng thời đề xuất một số hình thức giáo dục, lồng ghép nội dung từ di sản của nhà khoa học Việt Nam vào chương trình học tập của HS phổ thông để quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị di sản này trong xã hội.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục giá trị sống; di sản nhà khoa học; giáo dục di sản.

2

Xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay

 

Nguyễn Thị Lê

Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: ntle@moet.gov.vn

 

TÓM TẮT:

Lập kế hoạch thanh tra nội bộ trong trường đại học là việc thiết kế các bước đi cho hoạt động thanh tra nội bộ của nhà trường trong tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định (đã được vạch ra) thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực phục vụ công tác thanh tra nội bộ (nhân lực, vật lực, tài lực...) đã có và sẽ được khai thác một cách khoa học, nhằm hướng tới mục tiêu của công tác thanh tra nội bộ trong trường đại học, giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lí nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, hướng tới một môi trường giáo dục, đào tạo lành mạnh, góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà. Từ việc nghiên cứu lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, cho thấy việc lập kế hoạch công tác thanh tra nội bộ có vị trí hết sức quan trọng trong quản lí công tác thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

 

TỪ KHÓA:Thanh tra nội bộ; lập kế hoạch; đánh giá thực trạng; quản lí công tác thanh tra nội bộ

3

Tin giả và vấn đề đào tạo kiến thức thông tin trong môi trường giáo dục đại học

 

Bùi Thị Thanh Diệu

Trường Đại học Khánh Hoà

Số 01 Nguyễn Chánh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

Email: buithithanhdieu@ukh.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết tập trung phân tích những khái niệm cơ bản về: tin giả, kiến thức thông tin và thảo luận về những tác động của tin giả đến việc nhận thức thông tin của người học trong môi trường giáo dục đại học. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp để tăng cường kiến thức thông tin cho người học như một môn học độc lập với phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp.

 

TỪ KHÓA: Tin giả; kiến thức thông tin; giáo dục đại học; kĩ năng tìm kiếm thông tin; kĩ năng đánh giá thông tin.

4

Sử dụng mô hình 5E thiết kế kế hoạch dạy học Chương 2, Hình học lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM

 

Phạm Thị Hồng Hạnh

Email: hanhpth@hpu2.edu.vn

Chu Thị Mai Quyên

Email: chumaiquyen69@gmail.com

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Số 32, đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam 

 

TÓM TẮT:

Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Có nhiều mô hình, phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM như: Tìm tòi khám phá, 5E, 6E, 7E, TRIAL, 4C,…Tuy nhiên, việc lựa chọn một mô hình để thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, với đặc điểm một môn học, một chủ đề, một bài học cụ thể theo định hướng giáo dục STEM nhằm nâng cao chất lượng dạy học, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng. Bài viết trình bày việc sử dụng mô hình 5E để thiết kế chủ đề dạy học Chương 2, Hình học không gian lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM nhằm giới thiệu cho giáo viên thêm cách tiếp cận trong thiết kế kế hoạch dạy học môn Toán cấp Trung học phổ thông.

 

TỪ KHOÁ: Giáo dục STEM; mô hình 5E; Hình học lớp 11; thiết kế kế hoạch dạy học.

5

Phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học theo Chương trình Giáo dục phổ thông  2018

 

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: hangntt@tnue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Năng lực tự học là một trong các năng lực chung được nhấn mạnh trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhờ có năng lực tự học, người học có thể tự khẳng định bản thân thông qua các thao tác tư duy, ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của chính mình. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về năng lực tự học; mục tiêu, đặc điểm của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Chương trình môn Khoa học ở Tiểu học nói riêng, bài viết trình bày một số biện pháp cơ bản để hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học nhằm giúp các em hình thành các năng lực đặc thù của môn học bằng chính năng lực của bản thân.

 

TỪ KHÓA: Tự học; năng lực; giáo dục tiểu học; Chương trình Giáo dục phổ thông mới; dạy học; môn Khoa học.

6

Chương trình Giáo dục công dân với công tác giáo dục cải tạo phạm nhân

 

Nguyễn Thị Việt Hà

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: hanv1973@yahoo.com

                                                                                               

TÓM TẮT:

Giáo dục cải tạo phạm nhân là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Để giúp phạm nhân trở lại làm người lương thiện, có ích cho xã hội cần phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó giáo dục là một biện pháp quan trọng. Giáo dục tác động đến nhận thức, giúp cho phạm nhân nhận ra được những sai lầm của bản thân, nhận thức được chân giá trị, từ đó làm thay đổi thái độ và hành vi của phạm nhân. Công tác giáo dục cải tạo phạm nhân muốn đạt được hiệu quả cần phải có một chương trình Giáo dục công dân dành cho phạm nhân. Bài viết cung cấp cho độc giả về: tầm quan trọng của chương trình Giáo dục công dân, đặc điểm tâm lí phạm nhân. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và đánh giá kết quả giáo dục công dân, những yêu cầu của cán bộ làm công tác giáo dục khi dạy học môn Giáo dục công dân, những khó khăn và biện pháp khắc phục khi triển khai chương trình Giáo dục công dân dành cho phạm nhân.

 

TỪ KHÓA: Chương trình; giáo dục công dân; phạm nhân.

7

Một số nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non

 

Trần Thị Tâm Minh

Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, phường 3, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: tamminhtran.gdmn@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết tổng hợp những kinh nghiệm có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non từ những nghiên cứu của các tác giả ở một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, kết hợp với thực tiễn giáo dục mầm non tại Việt Nam, bài báo đề xuất một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục nhằm phát huy ưu thế của công nghệ thông tin, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời đảm bảo cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại cho trẻ trong kỉ nguyên số này.

 

TỪ KHÓA: Nghiên cứu; ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức; hoạt động giáo dục; trẻmầm non.

8

Khó khăn của sinh viên tiếng Anh không chuyên khi làm bài viết học thuật và một số giải pháp đề xuất

 

Lê Thị Thu Huyền

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đường Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: huyen.le.thu@gmail.com

 

Tóm tắt:

Kĩ năng viết là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Đặc biệt, viết học thuật luôn là một thách thức đối với cả người dạy và người học. Đây là kĩ năng bắt buộc đối với sinh viên năm thứ nhất hệ Chất lượng cao tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết học thuật trong báo cáo này là một bài luận dài ít nhất 250 từ, được viết dưới áp lực thời gian là 40 phút, trong đó người viết phải đưa ra chính kiến tranh luận, nhận định về một vấn đề nào đó. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu những khó khăn khi làm bài viết học thuật, từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể cho việc học tập và giảng dạy kĩ năng làm bài viết học thuật.

 

Từ khoá: Kĩ năng viết; viết học thuật; viết luận; IELTS Writing Task 2; lớp học ngoại ngữ .

9

Sự cần thiết và một số biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An

 

Lê Thị Hoài Chung

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An

Nam

Email: hoaichungbs@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Thời gian gần đây, Nghệ An là một trong những tỉnh báo động về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Công tác phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc giáo dục kĩ năng cho trẻ để tự bảo vệ chính mình. Trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản, sự cần thiết và nội dung giáo dục phòng chống xâm hại tình dục, bài báo đề xuất 6 biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An, đó là: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở; Tổ chức các hội thi tìm hiểu về phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở; Xây dựng các tình huống về phòng chống xâm hại tình dục để học sinh trung học cơ sở xử lí; Đánh giá nhanh kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống xâm hại tình dục của học sinh trung học cơ sở; Phát huy hiệu quả của công tác tham vấn học đường; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở.

 

TỪ KHÓA: Xâm hại tình dục; phòng chống xâm hại tình dục; giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.

10

Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học theo chuẩn đầu ra dựa vào năng lực tại khu vực miền Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

 

Hoàng Thị Song Thanh

Trường Đại học Đồng Nai

Số 04 Lê Quý Đôn, Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam

Email: songthanh@dnpu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bằng phương pháp nghiên cứu cơ bản là điều tra khảo sát, bài báo phân tích đánh giá thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học theo chuẩn đầu ra dựa vào năng lực tại khu vực miền Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở hiện nay, cần tập trung, ưu tiên quản lí mục tiêu giáo dục của cấp học; quản lí nội dung chương trình, sách giáo khoa và phát triển chương trình; quản lí hình thức, tổ chức dạy học cấp trung học cơ sở.

 

TỪ KHÓA: Đào tạo; quản lí đào tạo; chuẩn đầu ra; chuẩn đầu ra dựa vào năng lực.

11

Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nhà nước đối với cácchương trình đào tạo nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học và bài học cho Việt Nam

 

Nguyễn Thị Hảo

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyenhaodh252@gmail.com

 

TÓM TẮT:                                                                                                

Quản lí nhà nước đối với các chương trình đào tạo nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học của nước ta hiện nay. Để thực hiện mục tiêu đó, học hỏi kinh nghiệm của những nước đã thực hiện thành công và có những yếu tố tương đồng với bối cảnh Việt Nam là điều cần thiết.Với tiêu chí đó, chúng tôi chọn nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, Trung Quốc và Malaysia trong phát triển chương trình đào tạo nước ngoài. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên hai phương pháp chính: nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu so sánh quốc tế. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy về quản lí giáo dục, giáo dục học nói riêng và lĩnh vực giáo dục nói chung.

 

TỪ KHÓA: Chương trình đào tạo nước ngoài; quản lí chương trình đào tạo; giáo dục đại học; giáo dục đại học nước ngoài.