HỘI THẢO VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tạo ra tầm nhìn và các chuẩn - Vai trò của giáo dục đại học trong việc nuôi dưỡng đối thoại liên văn hóa và hiểu biết trong xã hội đa sắc tộc (Skopje, FYR Macedonia, 16-17 tháng 3 năm 2011)
Hội thảo quốc tế với chủ đề "Tạo ra tầm nhìn và các chuẩn - Vai trò của giáo dục đại học trong việc nuôi dưỡng đối thoại liên văn hóa và hiểu biết trong xã hội đa sắc tộc" được Văn phòng UNESCO Venice hợp tác với Đại học Ss. Cyril và Methodius (Khoa Triết học), Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu - Ủy ban cấp cao về các dân tộc thiểu số tổ chức trong khuôn khổ của Chương trình chung của Liên hợp quốc “Tăng cường đối thoại và hợp tác cộng đồng giữa các dân tộc”với mục tiêu thúc đẩy hợp tác và hiểu biết và để đóng góp cho tự do, dân chủ, chân giá trị con người và sự cố kết xã hội thông qua dạy học và học tập, nghiên cứu và dịch vụ.
Sự khác biệt giữa các cộng đồng văn hóa được phản ánh qua các cơ sở giáo dục đại học của nó và đóng vai trò như là đại diện thu nhỏ của đất nước cho việc khám phá những vấn đề về sự hiểu biết và đối thoại liên văn hóa. Hội thảo này sẽ mang đến cho những nhà lãnh đạo giáo dục đại học, các học giả và sinh viên thảo luận về việc làm thế nào để giáo dục đại học ngày nay đóng góp hoặc có thể đóng góp để tạo ra văn hóa đối thoại ở các cấp quốc tế, quốc gia, khu vực, địa phương và cơ sở. Hội nghị này sẽ khám phá và đưa ra một diễn đàn để chia sẻ các ý kiến, các mô hình về thực tiễn tốt cũng như những cách thức đổi mới mà giáo dục đại học có thể nuôi dưỡng đối thoại và hiểu biết trong bối cảnh về sự đa dạng của xã hội thế kỷ 21.
Hội thảo sẽ tập trung vào 2 chủ đề chính: 1/ Khám phá vai trò nhiều mặt của Cơ sở giáo dục đại học trong xã hội đa sắc tộc. 2/ Thảo luận nội dung của giáo dục tích hợp- những thách thức được lựa chọn.
Hội thảo này nhằm mục đích mở ra cuộc tranh luận về vai trò của giáo dục đại học trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về Giáo dục tích hợp và nuôi dưỡng đối thoại liên văn hóa và hiểu biết trong hệ thống giáo dục và các tiến trình của đất nước. Bằng cách thu hút nhiều thành phần tham gia, từ các cơ sở giáo dục công lập đến các cơ sở giáo dục tư nhân, với các chuyên gia quốc tế, khu vực, Hội thảo nhằm mục đích cải thiện đối thoại và hợp tác trong các thành phần tham gia (stakeholders) giáo dục khác nhau, xác định những mục tiêu chung, những ưu tiên và các thách thức cho đối thoại liên văn hóa và hợp tác.
Tâm điểm của những thảo luận này sẽ dựa trên việc tổ chức các vai trò riêng và các trách nhiệm của từng cơ sở và tìm ra những giải pháp cho những thách thức trong quá trình thực hiện sứ mệnh giáo dục đại học trong xã hội đa sắc tộc ở thế kỷ 21. Báo cáo từ các tham luận tại Hội thảo sẽ được sử dụng như là cơ sở để phân tích, đánh giá các nhu cầu và xác định những ưu tiên chủ yếu để hành động cho những cơ sở giáo dục phù hợp. Các quyền của con người là một trong những vấn đề mà Hội thảo này nhằm mục đích giải quyết, kế hoạch này cũng sẽ đóng góp cho Chương trình quốc tế về Giáo dục quyền con người của Liên hợp quốc.
Trịnh Thị Hồng Hà