Các đơn vị tài trợ: Trung tâm Tài chính và Phát triển Châu Á - Thái Bình Dương (AFDC), Ngân hàng Thế giới (WB), Trung tâm Học tập Phát triển Tokyo (TDLC) và trường Quản lý và Chính sách công - Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI).
Buổi hội thảo bắt đầu từ 9h30 đến 12h20 và được nối với các đầu cầu Shanghai, Tokyo, Hà Nội, Seoul, Nepan, Sri Lanka, Dong timor và Afganistan. Tại Hà Nội, tham dự Hội thảo có 40 đại biểu, đại diện các cơ quan quản lý, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ,các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực lao động việc làm. Một số cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực thuộc Viên Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng tham dự hội thảo này.
Mở đầu là phát biểu khai mạc của TS. Ji Rui (Jerry) điều phối chung của AFDC giới thiệu về chuỗi Seminar về các chính sách tạo việc làm trên thế giới.
Tiếp theo là bài trình bày của GS. Jin FENG - Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Fudan, Trung Quốc về "Các chính sách tạo việc làm tại Trung Quốc". Giáo sư đã đưa ra 2 nhóm chính sách: (1) Trợ cấp và khuyến khích, (2) Các dịch vụ việc làm. Trong chính sách này có rất nhiều biện pháp liên quan đến đào tạo như: Đào tạo công miễn phí, trợ cấp đào tạo nghề, dịch vụ tìm việc và hướng dẫn đào tạo việc (các trường đại học có dịch vụ giới thiệu việc làm), chứng chỉ về kỹ năng. Sau đó là bài trình bày của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế Giới khu vực Nam Á, tác giả chính Báo cáo Phát triển Toàn cầu năm 2013. Ông có đề cập đến câu hỏi việc làm là gì? và câu trả lời là không đơn giản. Ông cũng liệt kê một số quốc gia đã có các chính sách giải quyết tốt vấn đề việc làm trong đó có Việt Nam. Bài trình bày cuối cùng là của Ts. Masahiko HAYASHI, phó Đại diện văn phòng ILO tại Nhật Bản về "các Hệ thống và Chính sách Lao động của Nhật Bản. Đặc biệt, tiến sĩ đã giới thiệu về lý thuyết về kinh tế do thủ tướng Shinzo Abe đưa ra mang tên "Abenomics" bao gồm 6 trụ cột trong các chính sách lao động mới dành cho phát triển.
Phần Q&A rất sôi nổi với nhiều câu hỏi từ các đầu cầu, trong đó đáng chú ý là câu hỏi từ đầu cầu Sri Lanka dành cho Gs. Jin FENG: Làm thế nào để lấp khoảng trống của kiến thức sinh viên tốt nghiệp và yêu cầu của người sử dụng lao động? Gs đã chia sẻ kinh nghiệm của Trung quốc: Bộ GD & ĐT đưa ra các tiêu chí và các chuẩn, sau đó khảo sát việc đạt được các chỉ tiêu mà Bộ GD&ĐT đưa ra, từ đó đưa ra cách để đạt được mục tiêu, chú trọng vào các trường CĐ và ĐH chuyên ngành. Bộ GD& ĐT có nhiều thay đổi qua các năm, một trong các giải pháp lấp khoảng trống là cho sinh viên đi thực tập, thiết kế chương trình thực tập nghề cho sinh viên, chính quyền địa phương bù đắp các chi phí cho các chương trình thực tập để bù đắp nhất định những thiếu hụt về kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Buổi hội thảo lần 1 này, mặc dù với mục tiêu đề cập đến tổng quan và nguyên tắc nhưng đây cũng là cơ hội để các đối tác liên quan đến trao đổi, chia sẻ về những vấn đề liên quan đến các chính sách đối với thị trường lao động ở một số quốc gia. Điểm chung ở các nước là chính sách về công ăn việc làm là chính sách vĩ mô, luôn được ưu tiên trong các chính sách xã hôi. Mục tiêu chung là "chất lượng của lực lao động: cả về số lượng và chất lượng, đây là giấc mơ của mọi quốc gia" - Ts. Ji Rui (Jerry).
Phạm Văn Nam (Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực)