Đến dự buổi hội thảo có: TS. Phạm Minh Mục- Giám đốc Trung tâm Tâm lý học - Giáo dục học chủ trì hội thảo, các cán bộ của TT NC Tâm lý học – Giáo dục học; Các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các đơn vị trong Viện, đại diện lãnh đạo một số đơn vị nghiên cứu, phòng chức năng của Viện. Những cán bộ quan tâm có thể truy cập website của ban quản trị Viện hải dương học và khí quyển học hoa kì theo địa chỉ: www.noaa.gov hoặc mail cho diễn giả theo địa chỉ Peg.Steffen@noaa.gov Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Tại Hội thảo, diễn giả Peggy L. Steffen trình bày về các lĩnh vực mà Ban quản trị Viện Hải dương học và khí quyển quốc gia Hoa Kì nghiên cứu, phổ biến, đào tạo.
Hiện tại Ban quản trị Viện Hải dương học và khí quyển quốc gia Hoa Kì phổ biến kiến thức về khoa học khí hậu và biến đổi khí hậu trong hệ thống giáo dục như sau: (1) hệ thống giáo dục chính quy; (2) mạng lưới giáo dục tại chức, không chính quy; (3) chương trình đào tạo nâng cao cho các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; (4) các dự án về khoa học trong nhân dân. Bằng cách phổ biến thông tin một cách trực tuyến thông qua website của ban quản trị, các thông tin về khí hậu và biến đổi khí hậu còn có thể được tìm thấy tại các viện bảo tàng và viện hải dương học. Bằng nhiều kênh khác nhau này đưa ra các thông tin cần thiết nhằm nâng cao hiểu biết về khí hậu và nâng cao giáo dục về khí hậu đến các đối tượng chủ yếu là giáo viên, học sinh và cộng đồng quan tâm.
Danh sách các nguồn thông tin hữu ích trực tuyến về biến đổi khí hậu có trong chuỗi 7 hội thảo, 2 bài giảng trực tuyến và các nguồn khai thác thông tin trực tuyến, phương tiện thông tin đại chúng, show truyền hình nhằm quảng bá tới mọi người để biết đến thông tin, đồng thời cung cấp đường link cụ thể để mọi người dễ tiếp cận.
Việc hỗ trợ trực tuyến cho giáo viên trong giảng dạy về nội dung biến đổi khí hậu và hải dương học gồm nhiều bài giảng mẫu với đầy đủ đường link và tài liệu liên quan. Các tài liệu này được sử dụng trực tuyến hoặc có thể được in ra dưới dạng pdf, đĩa CD. Trên website còn có các mô hình mô phỏng có tính tương tác như: dải san hô ngầm, khí hậu, hoàn lưu đại dương, ... Việc hỗ trợ này nhằm hướng tới nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, công dân trong cộng đồng để xây dựng một môi trường sạch, tạo liên kết giữa môi trường và năng lượng, năng lượng tái sử dụng thân thiện với môi trường.
Diễn giả cũng chỉ ra cách mà ban quản trị Viện hải dương học và khí quyển quốc gia Hoa Kì thu thập và chia sẻ thông tin tới tất cả các đối tượng quan tâm như thế nào.
Tại hội thảo đã trao đổi về những khó khăn trong đào tạo giáo viên, học sinh về khí hậu và biến đổi khí hậu nhất là ở các vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và dân trí còn chưa cao cũng như công tác huấn luyện, xây dựng các kĩ năng đối phó với các thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, ...