Đối thoại “Thực trạng, chính sách phát hiện sớm và xác định mức độ khuyết tật”
Ngày 27/01/2016, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức đối thoại “Thực trạng, chính sách phát hiện sớm và xác định mức độ khuyết tật”. Chương trình là sự hợp tác giữa Viện và tổ chức Caritas Thụy Sỹ tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án “Tăng cường quan hệ đối tác giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm nâng cao tiếp cận dịch vụ giáo dục cho trẻ khuyết tật”.
Mục đích của đối thoại là: Tìm hiểu về thực trang, chính sách về phát hiện sớm, xác định mức độ khuyết tật và đề xuất khuyến nghị điều chỉnh chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo dục trẻ khuyết tật tại Việt Nam.
Về phía Viện có PGS, TS. Phạm Minh Mục, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt; ThS. Nguyễn Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt; TS. Bùi Thế Hợp, Trưởng nhóm chuyên gia đánh giá đầu vào Dự án; cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham gia, hỗ trợ dự án.
PGS, TS. Phạm Minh Mục phát biểu khai mạc hội thảo
Về phía đơn vị phối hợp có ông Hoàng Văn Tú, Trưởng đại diện Caritas Thụy Sỹ tại VIệt Nam; cùng các đại biểu khác đến từ tổ chức Caritas Thụy Sỹ và Caritas Na Uy.
Ông Hoàng Văn Tú, Trưởng đại diện Caritas Thụy Sỹ tại VIệt Nam
Về phía các đơn vị tham vấn có các đại diện của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội; Viện nhi Trung ương; Bộ Y tế; Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam; Hội người khuyết tật tại Hà Nội, Hà Giang, Quảng Bình.
Tại hội trường, các đại biểu đã cùng trao đổi về các vấn đề tham luận sau:
- Thực trạng công tác phát hiện sớm, xác định mức độ khuyết tật: Phát hiện từ nghiên cứu khảo sát ban đầu dự án;
- Thực hiện chính sách và công tác xác định mức độ khuyết tật trẻ khuyết tật nhìn từ góc độ của ngành y tế;
- Thực thi chính sách xác định mức độ khuyết tật (Thông tư liên tịch số 37) – Kết quả từ nghiên cứu khảo sát tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;
- Những phát hiện chính về thực hiện chính sách xác định mức độ khuyết tật: Kết quả nghiên cứu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Công tác xác định mức độ khuyết tật từ chính sách đến thực tiễn.
TS. Bùi Thế Hợp, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Vệt Nam
ThS. Thành Ngọc Minh, đại diện Viện nhi Trung ương
TS. Đào Thu Thủy, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Vệt Nam
Bà Nguyễn Viết Hạnh, đại diện Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam
ThS. Nguyễn Thành Trung, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội
Đại diện tổ chức Caritas Thụy Sỹ tại Việt Nam
Các ý kiến tại đối thoại đã cho thấy tồn tại một số hạn chế trong chính sách, một số khó khăn trong thực thi chính sách. Cụ thể là quy định về Hội đồng xác định khuyết tật chưa phù hợp; các dạng khuyết tật chưa đầy đủ so với thực tiễn; các tiêu chí đánh giá khuyết tật còn khó thực hiện; sự hiểu biết về chính sách của giáo viên và phụ huynh trẻ khuyết tật còn hạn chế;….
Đại biểu thảo luận tại hội trường
Đại diện của các bên cũng nhất trí cần xác định đầy đủ các dạng khuyết tật cùng các tiêu chí dễ nhận biết về mặt giáo dục, xã hội, tự phục vụ,… Từ đó, xác định đúng dạng khuyết tật nhằm cung cấp các dịch vụ giáo dục phù hợp với khả năng, đảm bảo các quyền của trẻ khuyết tât. Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu, tôn trọng và giúp các em hòa nhập với cuộc sống.