Đối thoại chính sách “Hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục”
Chiều ngày 21/9/2016, tại Khách sạn Công đoàn, Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với tổ chức Caritas Thụy Sĩ tổ chức buổi Đối thoại chính sách “Hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục”.
Về phía Viện có GS.TS Trần Công Phong – VT Viện KHGD Việt Nam, Trưởng ban quản lý dự án; PGS. TS. Phạm Minh Mục, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt; cùng các cán bộ nghiên cứu của đơn vị.
Viện trưởng Trần Công Phong phát biểu chào mừng hội thảo
Về phía đối tác có bà Nguyễn Hồng Giang, Trưởng đại diện của Caritas Thụy Sỹ tại VN.
Về phía khách mời, hội thảo thu hút sự tham gia, thảo luận của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí, các chuyên gia trong và ngoài nước về giáo dục trẻ khuyết tật, đại diện nhiều cơ sở hội người khuyết tật trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: đại diện của các Hội người khuyết tật Hà Nội, Hà Giang, Quảng Bình, đại diện tổ chức Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam - VAN, trường MN Sao Sáng 7 và Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Ngô Quyền, Hải Phòng, Trường Đại học Risumeikan - Nhật Bản,...
Mục đích của hội thảo là nhằm trao đổi về những thách thức và thành tự về thực trạng hỗ trợ giáo dục TKT trong cơ sở giáo dục, từ đó đề xuất khuyến nghị về chính sách phù hợp với thực tiễn của giáo dục hòa nhập tại Việt Nam.
Ông Phạm Minh Mục,
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt
Từ đó, các nội dung chính được trao đổi và thảo luận tập trung vào các vấn đề:
- Chính sách hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục;
- Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục;
- Thực thi chính sách hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nhìn từ góc độ phụ huynh;
- Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Nội dung thảo luận cho thấy thực trạng việc hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt là trẻ khuyết tật, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về cả cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hỗ trợ và về các chính sách rời rạc và phân mảnh.
Hội thảo cũng ghi nhận khuyến nghị, đề xuất hỗ trợ người khuyết tật, như là: xây dựng chiến lược giáo dục cho trẻ tự kỷ, xuyên suốt các cấp, đào tạo nghề, liên kết đa ngành; xây dựng trường công lập cho trẻ tự kỷ ở các cấp học; hỗ trợ kinh phí cho học sinh khuyết tật không nằm trong diện hộ nghèo và cận nghèo,...
Mốt số hình ảnh tại hội thảo:
Để tham khảo tài liệu hội thảo, vui lòng truy cập theo địa chỉ:
Chuyên mục Giáo dục đặc biệt
Bích Trang
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt