Hội thảo đối thoại chính sách “We share – Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên”
Ngày 14/12/2023, tại Khách sạn Grand Vista, Hà Nội, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp UNICEF Việt Nam tổ chức hội thảo đối thoại chính sách “We share – Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên”.
Tham dự hội thảo có các đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục, các chuyên gia, các nhà khoa học, giáo viên trong cả nước. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, có ông Nguyễn Huy Nho, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất. Về phía Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, có GS. Viện trưởng Lê Anh Vinh, đại diện các đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện, các nhà nghiên cứu lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học. Về phía Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có bà Châu Thị Minh Anh, Trưởng Phòng Chăm sóc trẻ em, Cục trẻ em. Về đối tác, có Bà Lê Anh Lan đại diện tổ chức UNICEF Việt Nam. Về phía các cơ sở giáo dục, có PGS. TS. Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; bà Lê Mai Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Thực nghiệm Khoa học giáo dục, cùng các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học và các giáo viên trong cả nước.
Văn nghệ chào mừng
GS. Lê Anh Vinh phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc, GS. Lê Anh Vinh gửi lời chào mừng đến toàn thể đại biểu quan tâm đến dự. Theo ông, sự thay đổi về nhiều mặt trong đời sống xã hội, gia đình và nhà trường đã tạo nên những sức ép không nhỏ đối với học sinh, dẫn đến tình trạng chán học, rối nhiễu tâm lý, có những hành vi lệch chuẩn, bạo lực học đường hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần ngày càng gia tăng cùng với nhiều nguy cơ đe doạ sự an toàn đang tiềm ẩn xung quanh các em. Điều chúng ta cần làm là dần thay đổi những định kiến của xã hội về sức khỏe tâm thần, hỗ trợ nhiều hơn cho thanh thiếu niên và coi những vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần như những vấn đề thông thường của xã hội.
Bà Lê Anh Lan đánh giá cao kết quả hợp tác với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Đại diện UNICEF, bà Lê Lan Anh gửi lời cảm ơn đại biểu tham dự hội thảo. Chia sẻ thực trạng sức khỏe tinh thần ở Việt Nam, bà cho biết tỷ lệ thanh thiếu niên có biểu hiện sức khỏe tâm thần ngày càng tăng, tuy nhiên, tỷ lệ các em được hỗ trợ còn thấp. Bên cạnh đó, có sự khau về sức khỏe tâm thần giữa các nhóm thanh thiếu niên về giới tinh, học lực, độ tuổi, vùng miền. Bên cạnh đó, vẫn còn có sự e ngại về vần đề sức khỏe tâm thần trong xã hội. UNICEF Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam truyền thông về sức khỏe tinh thân, góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức đối với thanh thiếu niên, phụ huynh học sinh, nhà trường và xã hội. Do đó, UNICEF Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với Viện nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa các vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần, sự quan tâm này không chỉ dành cho thanh thiếu niên mà cho phụ huynh học sinh và đội ngũ giáo viên giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần của các em.
Các diễn giả của phiên thứ nhất
Tiếp theo chương trình, phiên thứ nhất về “Bức tranh hiện tại: Thực trạng và thách thức” được triển khai với hai báo cáo, “Tổng quan Dự án WeShate – Giáo dục sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên Việt Nam” do ông Đỗ Đức Lân, Viện Khoa hoc giáo dục Việt Nam trình bày, và “Thực trạng về chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường” do TS. Ngô Thanh Thủy trình bày. Phần thảo luận có sự tham gia của TS Đặng Thị Việt Phương, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội thâm lý và giáo dục học Việt Nam, và TS. Nguyễn Bá Đạt, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các diễn giả chia sẻ kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của thành thiếu niên ở nhiều bối cảnh khác nhau như trong và sau đại dịch COVID-19 hay ở các quốc gia khác nhau. Họ nhất trí vai trò quan trọng của gia đình và nhà trường đối với tình trạng sức khỏe tâm thần của các em. Bên cạnh đó, công tác truyền thông cần tăng cường nhằm cung cấp thông tin về sức khỏe tâm thần đối với các thành phần trong xã hội.
PGS. TS. Nguyễn Hồng Thuận và ông Đỗ Đức Lân điều phối phiên thảo luận thứ hai
PGS. TS. Nguyễn Hồng Thuận và ông Đỗ Đức Lân, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, điều hành phiên thứ hai chủ đề “Xây dựng tương lai: Chính sách và hành động”. Các diễn giả chia sẻ ở phiên này là ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Châu Thị Minh Anh, Trưởng phòng Chăm sóc trẻ em, Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bà Lê Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng trường TH,THCS&THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục, em Nguyễn Sinh Hùng, học sinh Trường THPT chuyên ngoại ngữ, mm Lại Khánh Linh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các diễn giả thảo luận các yêu tố ảnh hưởng đế sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên, các yếu tố này được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau: bản thân các em, phụ huynh học sinh, giáo viên, các nhà quản lý giáo dục. Họ nhất trí về mong muốn được lắng nghe, thấu hiểu của các em, được hỗ trợ nhiều hơn từ gia đình, nhà trường và các dịch vụ xã hội. Và để làm được điều đó, chúng ta cần có hệ thống chính sách quy định tiêu chuẩn, quy trình triển khai công tác tham vấn trị liệu tại các cơ sở giáo dục.
Hội thảo định hướng một số hoạt động và giải pháp hỗ trợ thanh thiếu niên các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các đại biểu tham dự mong muốn tiếp tục chung tay cùng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và UNICEF Việt Nam triển khai các hoạt động trong thời gian tới.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam