Mục tiêu của đề tài: Vận dụng qui trình dạy học theo dự án vào xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề học tập và bước đầu đưa ra đề xuất cho việc vận dụng dạy học dự án ở tiểu học.
Tính mới và sáng tạo: Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của phương pháp dạy học dự án, đề tài xây dựng một số nội dung dạy trong các môn học ở cấp tiểu học Việt Nam theo tiếp cận dạy học dự án. Cụ thể theo các hướng sau:
- Xây dựng tiêu chí để lựa chọn nội dung, lĩnh vực giáo dục ở tiểu học phù hợp với phương pháp dạy học dự án.
- Vận dụng qui trình dạy học dự án thiết kế một số “dự án học tập” theo nội dung, lĩnh vực đã đề xuất, có kiểm nghiệm trên thực tiễn.
Nội dung nghiên cứu:
- Đề tài đã làm rõ một số thuật ngữ, khái niệm có liên quan đến đề tài: dạy học, dạy học dự án, dạy học tiếp cận dự án, qui trình dạy học dự án...
- Khảo sát thực tế dạy học dự án ở tiểu học theo định hướng vận dụng dạy học dự án
- Nghiên cứu vận dụng qui trình dạy học theo dự án vào xây dựng một số chủ đề học tập
- Thử nghiệm một số chủ đề học tập theo tiếp cận dạy học dự án
Kiến nghị:
- Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Tiếp tục tạo điều kiện để nghiên cứu lí luận và thực tiễn vận dụng những phương pháp dạy học mới, mang tính tích cực vào trường tiểu học Việt
+ Hướng dẫn chi tiết thực hiện chương trình các môn học;
+ Khuyến khích nhà trường vận dụng các phương pháp dạy học hướng tới tăng cường tính chủ động, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực cho học sinh.
- Với trường tiểu học:
+ Cán bộ quản lý chủ động nghiên cứu chương trình và xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với địa phương;
+ Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa vai trò người học, sử dụng phương pháp dạy học dự án với nhiều nội dung;
+ Khuyến khích giáo viên sử dụng nguồn tư liệu dạy học phong phú, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh;
+ Phối kết hợp với cha mẹ, cộng đồng trong việc tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Nguyễn Thu Trang