Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu đề xuất mô hình giáo dục học sinh cá biệt”

15/11/2018 15:27 GMT+7
Ngày 15/11/2018, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất mô hình giáo dục học sinh cá biệt”. Mã số B2015-37-39NV do ThS. Mạc Thị Việt Hà chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài

Quan nghiên cứu lí luận và thực tiễn về học sinh cá biệt, nhiệm vụ đề xuất được một số mô hình giáo dục học sinh cá biệt.

Tính mới và sáng tạo

Về lí luận: Nhiệm vụ đưa ra được khung lí luận về mô hình giáo dục học sinh cá biệt, xác định những khái niệm liên quan, đặc biệt là khái niệm “học sinh cá biệt” và “mô hình giáo dục học sinh cá biệt”.

Về thực tiễn: Đề tài đã tiến hành khảo sát thực tiễn về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt tại một số cơ sở giáo dục, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này. Từ đó, nhiệm vụ rút ra một số nguyên tắc trong giáo dục học sinh cá biệt và đề xuất 03 mô hình giáo dục học sinh cá biệt.

 

Kết quả nghiên cứu

Về lí luận: Nhiệm vụ đã làm rõ cơ sở lí luận về mô hình giáo dục học sinh cá biệt, xác định những khái niệm liên quan, đặc biệt là khái niệm “học sinh cá biệt” và “mô hình giáo dục học sinh cá biệt”.

Về thực tiễn: Nhiệm vụ đã khảo sát thực trạng giáo dục học sinh cá biệt tại các cơ sở có tính chất tiêu biểu trong việc giáo dục học sinh cá biệt, bao gồm cả Trường giáo dưỡng (thuộc Bộ Công an) để tìm hiểu về các nội dung: Quan niệm về học sinh cá biệt; Động cơ, mục đích đến trường của các học sinh được coi là “cá biệt”; Phương pháp, quản lí giáo dục học sinh của nhà trường; Mối quan hệ giáo viên – học sinh; Nhu cầu giáo dục của học sinh; Vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn; Các biện pháp được giáo viên áp dụng trong quản lí, giáo dục học sinh; Giáo dục của gia đình đối với con cái; Việc giáo dục học sinh ở cộng đồng, xã hội; Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình; Các hình thức, biện pháp phối hợp giữa gia đình – nhà trường – cộng đồng, xã hội; Hiệu quả của các hình thức, biện pháp phối hợp giữa gia đình – nhà trường – cộng đồng, xã hội.

Nhiệm vụ cũng tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực giáo dục học sinh cá biệt, đặc biệt đi sâu tìm hiểu 02 mô hình trường giáo dục học sinh cá biệt của Mĩ, Canada, cũng như một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong hệ thống trường trung học bình thường.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nhiệm vụ đã đề xuất 03 mô hình giáo dục học sinh cá biệt, bao gồm:

1. Mô hình trường đặc biệt chuyên giáo dục học sinh cá biệt;

2. Mô hình trường trung học không chọn lọc đầu vào;

3. Mô hình nhóm cộng đồng.

 
Trịnh Cao Khải
Trung tâm Thông tin và Dự báo 
 

Tin khác