Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện "Nghiên cứu thiết kế Rubic đánh giá năng lực cảm thụ văn học trong dạy học Ngữ văn THCS"

30/11/2022 11:10 GMT+7
Sáng ngày 30/11/2022, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN vấp Viện "Nghiên cứu thiết kế Rubic đánh giá năng lực cảm thụ văn học trong dạy học Ngữ văn THCS", mã số V2021.19 do TS. Dương Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm.

Tham dự hội đồng nghiệm thu có sự chủ trì của Phó Viện trưởng Trần Huy Hoàng, Chủ tịch hội đồng, các thành viên hội đồng và đại diện các phòng chức năng trực thuộc Viện.
 

Chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu 
 
Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu, thiết kế rubic đánh giá năng lực cảm thụ văn học để góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn phổ thông khi áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
 
Tính mới và sáng tạo: Đề tài cung cấp cơ sở lý luận về việc thiết kế và sử dụng rubic đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học Ngữ văn THCS; làm rõ được mục tiêu, nguyên tắc, quy trình và thiết kế minh họa rubic đánh giá năng lực cảm thụ tác phẩm tự sự, tác phẩm thơ của học sinh lớp 6, từ đó xây dựng hướng dẫn thiết kế và sử dụng rubic cho giáo viên và học sinh; một số khuyến nghị về việc thiết kế và sử dụng rubic đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
 
Về cơ sở lý luận, đề tài đã đề cập đến các khái niệm liên quan, bao gồm khái niệm năng lực cảm thụ văn học, đánh giá năng lực cảm thụ văn học, rubic và phân loại rubic. Hơn nữa, nhóm đề tài trình bày cấu trúc rubic đánh giá năng lực, các nguyên tác thiết kế rubic đánh giá năng lực, quy trình, phương pháp, kỹ thuật thiết kế và sử dụng rubic trong đánh giá năng lực.
 
Về cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đã mô tả các yêu cầu về đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh lớp 6, đề xuất khung năng lực cảm thụ văn học, thiết kế và sử dụng rubic đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh lớp 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề tài đã tổ chức thực nghiệm rubic đánh giá năng lực cảm thụ văn học dựa trên nội dung đề xuất. Kết quả cho thấy những kết quả tích cực, các nội dung góp ý được sử dụng để chỉnh sửa và hoàn thiện rubic đánh giá.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác