MỤC LỤC SỐ 04 - THÁNG 04/2018
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN: | ||
1 | Đỗ Thị Bích Loan; Lương Việt Thái | Chương trình giáo dục phổ thông mới và vấn đề phân luồng học sinh |
2 | Đinh Xuân Khoa; Phạm Minh Hùng | Tổng quan các nghiên cứu về mô hình quản trị trường đại học công lập |
3 | Vũ Thị Hằng | Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam trước tác động cuả cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 |
4 | Đào Thị Bích Thủy | Hiệu quả của chính sách đối với giáo viên giáo dục hòa nhập |
5 | Phạm Hương Trà; Nguyễn Thị Ngọc Huế; Phạm Trần Thăng Long | Trẻ tự kỉ ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề cần quan tâm từ phía gia đình |
6 | Đặng Lộc Thọ | Xây dựng chương trình song ngành Giáo dục đặc biệt - Sư phạm Mĩ thuật trình độ cao đẳng dành cho người điếc theo tiếp cận phát triển năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra |
7 | Trương Thị Hoa | Thực trạng đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên tại các trường đại học sư phạm |
8 | Lê Thị Thu Huyền | Sự lo sợ khi nói tiếng Anh của sinh viên nói tiếng Anh không chuyên - Nguyên nhân và cách khắc phục |
9 | Trần Thị Loan | Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm |
10 | Phạm Lê Cường | Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của trường đại học |
11 | Vũ Thị Dung | Quản lí chất lượng đào tạo ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận đảm bảo chất lượng |
12 | Nguyễn Thị Thanh Bình | Thực trạng đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm |
13 | Cao Cự Giác; Lý Huy Hoàng | Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học thực hành thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học |
14 | Phạm Đức Quang | Giúp giáo viên thiết kế bài học tích hợp môn Toán ở trung học phổ thông |
15 | Lê Thị Phượng | Dạy học chương Cảm ứng - Sinh học 11 bằng phương pháp dạy học theo trạm |
16 | Trần Đại Nghĩa | Quản lí sự thay đổi hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường trung học phổ thông chuyên trong giai đoạn hiện nay |
17 | Đỗ Thanh Tùng | Một số yếu tố tác động đến quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên trung học phổ thông hiện nay |
18 | Phan Bá Lê Hiền; Nguyễn Thanh Hưng | Tăng cường bài toán có nội dung tích hợp trong chương Phương trình, Hệ phương trình (Đại số 10) |
NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC: | ||
19 | Đặng Thị Mây; Nguyễn Tuyết Nhung | Tổ chức hoạt động trải nghiệm phát triển năng lực học sinh tại trường phổ thông |
20 | Đàm Thị Vân Anh | Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về những điều kiện tiền hôn nhân góp phần tạo nên hạnh phúc gia đình |
21 | Phùng Thế Tuấn | Đổi mới phương pháp dạy học thực hành cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long |
22 | Lê Thị Minh Đức | Đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc trong giảng dạy các học phần cơ sở ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn |
NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI: | ||
23 | Nguyễn Quốc Trị | Mô hình phân cấp quản lí chương trình giáo dục phổ thông: Thực tiễn ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam |
24 | Sivone Ruevaibounthavy | Vấn đề quản lí chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào |
TÓM TẮT SỐ 4 - THÁNG 4/2018
1 | Chương trình giáo dục phổ thông mới và vấn đề phân luồng học sinh
Đỗ Thị Bích Loan Email: bichloan1095@gmail.com
Lương Việt Thái Email: lvthai2000@yahoo.com
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
TÓM TẮT: Phân luồng học sinh là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp của mỗi con người và sự phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Mặc dù chủ trương phân luồng học sinh đã được chỉ đạo thực hiện từ rất lâu, nhưng cho đến nay thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập, vẫn là một vấn đề khó và “nóng” thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân chính là do công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với yêu cầu đổi mới phải bảo đảm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp. Bài viết phân tích vấn đề phân luồng học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm giúp cho các nhà quản lí, giáo viên phổ thông nhìn nhận tổng thể về vấn đề này khi thực hiện chương trình mới, từ đó thay đổi nhận thức và có các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, góp phần làm tốt công tác phân luồng học sinh.
TỪ KHÓA: Chương trình; giáo dục phổ thông; phân luồng học sinh. |
2 | Tổng quan các nghiên cứu về mô hình quản trị trường đại học công lập
Đinh Xuân Khoa Email: khoadx@vinhuni.edu.vn
Phạm Minh Hùng Email: minhhungdhv@gmail.com
Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, Vinh, Nghệ An, Việt Nam
TÓM TẮT: Bài viết trình bày tổng quan các nghiên cứu về mô hình quản trị trường đại học công lập.Theo tác giả bài viết, tổng quan các nghiên cứu về mô hình quản trị trường đại học công lập sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển mô hình quản trị trường đại học công lập trên cả phương diện lí luận và thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu cũng như các vấn đề còn chưa được giải quyết của các nhà khoa học trong và ngoài nước sẽ làm chỗ dựa quan trọng để xây dựng cơ sở lí luận cho việc đề xuất mô hình quản trị trường đại học công lập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
TỪ KHÓA: Quản trị; quản trị đại học; mô hình quản trị đại học; trường đại học công lập. |
| Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Vũ Thị Hằng Trường Đại học Xây dựng 55 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Email: hangvudhxd@gmail.com
TÓM TẮT: Sự xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm biến đổi, phá vỡ cấu trúc của hệ thống các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia trên thế giới, thay đổi lực lượng lao động trong tương lai, từ đó tạo ra những thách thức, yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Bài viết đề cập đến nội dung cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; những thời cơ và thách thức đối với cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực trạng nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay; nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, những giải pháp được đưa ra là: Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lí nhà nước và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học; Thực hiện phân tầng giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu xã hội; Thay đổi nhận thức trong việc đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ sở giáo dục đại học; Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam.
TỪ KHÓA: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; nguồn nhân lực; chất lượng cao; đại học. |
4 | Hiệu quả của chính sách đối với giáo viên giáo dục hòa nhập
Đào Thị Bích Thủy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: thuyjapans@gmail.com
TÓM TẮT: Bài viết xác định hiệu quả của chính sách đối với giáo viên giáo dục hòa nhập ở Việt Nam cũng như những tác động lan tỏa mà chính sách này tạo ra đối với các đối tượng liên quan. Nghiên cứu cho thấy các chính sách đối với giáo viên giáo dục hòa nhập đã bao phủ một số lĩnh vực hỗ trợ từ chế độ, trợ cấp ưu đãi nhằm tạo động lực, phát triển chuyên môn và nâng cao năng lực cho giáo viên giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên, các chính sách này chưa thực sự tạo ra hiệu quả ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục hòa nhập và các tác động lan tỏa từ kết quả đạt được nhờ chính sách tới các đối tượng liên quan chưa cao. Kết quả nghiên cứu cũng đề cập tới một số lí do của tình trạng này. Điều này sẽ là căn cứ giúp các nhà quản lí và hoạch định chính sách có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách cũng như điều chỉnh chính sách và ban bành chính sách mới trong tương lai.
TÓM TẮT: Chính sách; giáo dục hòa nhập; hiệu quả của chính sách giáo dục hòa nhập, giáo viên giáo dục hòa nhập. |
5 | Trẻ tự kỉ ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề cần quan tâm từ phía gia đình
Phạm Hương Trà Học viện Báo chí và Tuyên truyền 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: phamhuongtra@ajc.edu.vn
Nguyễn Thị Ngọc Huế Học viện Báo chí và Tuyên truyền 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: ngochueajc@gmail.com
Phạm Trần Thăng Long Trường Đại học Thăng Long Nghiêm Xuân Yêm, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam Email: longtlu.tourism@gmail.com
TÓM TẮT: Sự quan tâm và nhận thức khác nhau của các gia đình có trẻ tự kỉ đã tạo nên nhiều cách thức lựa chọn khác nhau trong quá trình xác định tình trạng bệnh, phương pháp can thiệp, điều trị, giáo dục và chăm sóc cho trẻ. Từ góc nhìn của nhà nghiên cứu thông qua kết quả nghiên cứu xã hội học về trẻ tự kỉ tại thành phố Hà Nội, bài viết cung cấp quan điểm, thái độ, hành vi của gia đình trẻ tự kỉ về các vấn đề liên quan tới trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh thách thức lớn nhất là về việc chăm sóc, điều trị cho trẻ thì cha mẹ của trẻ tự kỉ ở Hà Nội đang đối mặt với việc có quá ít các thông tin về nguyên nhân chính dẫn đến tự kỉ mặc dù họ tỏ ra khá chủ động trong việc tìm kiếm thông tin liên quan tới bệnh của con. Thêm vào đó, gia đình trẻ tự kỉ phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, sự kì thị còn tồn tại trong cộng đồng nơi gia đình trẻ sinh sống.
TỪ KHÓA: Chăm sóc; gia đình; trẻ tự kỉ. |
6 | Xây dựng chương trình song ngành Giáo dục đặc biệt - Sư phạm mĩ thuật trình độ cao đẳng dành cho người điếc theo tiếp cận phát triển năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra
Đặng Lộc Thọ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 387 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: tho1962@gmail.com
TÓM TẮT: Mục tiêu trong giáo dục học sinh điếc là giao tiếp tốt trong môi trường xã hội bằng ngôn ngữ kí hiệu và sử dụng ngôn ngữ viết tiếng Việt. Giáo dục chuyên biệt được coi là phương thức hiệu quả và cần thiết dành cho học sinh điếc. Xây dựng chương trình song ngành Giáo dục Đặc biệt – Sư phạm Mĩ thuật dành cho người điếc (Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học là người điếc) nhằm cung cấp cho xã hội nguồn giáo viên chuyên biệt đáp ứng nhu cầu học tập bằng ngôn ngữ kí hiệu dành cho người điếc, thực hiện được chủ trương xây dựng xã hội học tập cho tất cả mọi người và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Việc xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo chương trình song ngành Giáo dục Mầm non – Giáo dục đặc biệt đã được thực hiện tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương từ những năm 2008; năm 2017 tổ chức đào tạo khoá học đầu tiên chương trình song ngành Giáo dục đặc biệt – Sư phạm Mĩ thuật dành cho người điếc nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho giáo dục phổ thông cho người điếc. Bài viết đề cập: (i). Một số vấn đề chung; (ii). Thực trạng giáo dục dành cho người điếc; (iii). Xây dựng chương trình song ngành Giáo dục Đặc biệt – Sư phạm Mĩ thuật dành cho người điếc.
TỪ KHOÁ: Cao đẳng; giáo dục đặc biệt; giáo dục hoà nhập; giáo dục tiểu học; Sư phạm Mĩ thuật. |
7 | Thực trạng đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên tại các trường đại học sư phạm
Trương Thị Hoa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: hoatlgd.dhsphn@gmail.com
TÓM TẮT: Bài viết đưa ra kết quả khảo sát 50 giảng viên là các cán bộ quản lí các khoa và 500 sinh viên năm thứ 4 khoa Tâm lí giáo dục, khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, khoa Toán, khoa Văn, khoa Vật lí; mỗi khoa 100 sinh viên ở 3 trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khoa đã xác định được các mục tiêu đào tạo, các hình thức đào tạo năng lực hướng nghiệp cho sinh viên nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ. Để thực hiện có hiệu quả công tác này, người giáo viên phổ thông phải có các năng lực về giáo dục hướng nghiệp được đào tạo ngay từ khi còn học trong các trường sư phạm và hoàn thiện trong quá trình hoạt động nghề nghiệp tại trường phổ thông.
TỪ KHÓA: Đào tạo; giáo dục hướng nghiệp; sinh viên; năng lực. |
8 | Sự lo sợ khi nói tiếng Anh của sinh viên tiếng Anh không chuyên – Nguyên nhân và cách khắc phục
Lê Thị Thu Huyền Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Số 01 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: huyen.le.thu@gmail.com
TÓM TẮT: Trong bốn kĩ năng của việc học ngoại ngữ, kĩ năng nói thường gây ra nhiều lo lắng, căng thẳng và sợ hãi nhất cho người học. Sự lo sợ có thể xảy ra đối với người học ngoại ngữ trong nhiều tình huống như khi nói trên lớp, khi thi vấn đáp hay trong giao tiếp với người bản xứ. Nghiên cứu này tập trung xác định những tình huống gây nên mức độ lo lắng của sinh viên khi tham gia các hoạt động nói tiếng Anh trong bối cảnh lớp học ngoại ngữ không chuyên. Kết quả của bài nghiên cứu này giúp cho người học ý thức được về những nhân tố làm cản trở quá trình nói tiếng Anh của họ; từ đó họ có thể tìm ra những cách thức phù hợp để vượt qua được sự e ngại khi nói tiếng Anh. Ngoài ra, việc hiểu nhu cầu của người học và nguyên nhân đằng sau sự lo lắng khi nói tiếng Anh cũng góp phần giúp giáo viên lựa chọn hoạt động nói và cách thức đánh giá bài nói cho sinh viên phù hợp, giúp học viên đạt được kết quả học tập tích cực.
TỪ KHOÁ: Sợ hãi; lo lắng; nói tiếng Anh; sinh viên tiếng Anh không chuyên. |
9 | Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm
Trần Thị Loan Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh phúc, Việt Nam Email: loansp2.nd@gmail.com
TÓM TẮT: Bài viết đề cập đến vấn đề rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm.Theo tác giả bài viết, thiết kế bài học là sự bao quát đủ những yếu tố cơ bản của quá trình dạy học và xác lập được những liên hệ cần thiết, hợp lí giữa các yếu tố này, bao gồm thiết kế về mục tiêu học tập, nội dung học tập, các hoạt động học tập, các phương tiện giảng dạy, học tập và học liệu, đánh giá tổng kết và hướng dẫn học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu dạy học. Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực là quá trình luyện tập thường xuyên, liên tục và có sự nỗ lực để đạt đến sự thuần thục, đúng, đủ và sáng tạo của sinh viên trong việc vận dụng những tri thức khoa học, trải nghiệm, các thao tác tư duy với những điều kiện sinh học, tâm lí, xã hội để hiện thực hóa các yếu tố cơ bản của thiết kế bài học, từ việc xây dựng kế hoạch bài học, lựa chọn nội dung, thiết kế hoạt động học cũng như lựa chọn phương pháp, phương tiện, học liệu.
TỪ KHÓA: Kĩ năng; thiết kế bài học; tiếp cận năng lực; sinh viên sư phạm. |
10 | Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của trường đại học
Phạm Lê Cường Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Email: lecuong@vinhuni.edu.vn
TÓM TẮT: Để bồi dưỡng nâng cao năng lực làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên trường đại học, bài viết đã đề cập tới 5 biện pháp, bao gồm: 1) Xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; 2) Xây dựng chương trình bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; 3) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo một quy trình thích hợp; 4) Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; 5) Tạo dựng môi trường văn hóa chất lượng trong trường đại học. Trong bối cảnh hiện nay, chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần đạt các chuẩn mực quốc gia mà phải tiến tới đạt các chuẩn mực trong khu vực và trên thế giới nhằm cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế.
TỪ KHÓA: Chất lượng; đảm bảo chất lượng; năng lực;cán bộ - chuyên viên; trường đại học. |
11 |
Quản lí chất lượng đào tạo ở các trường đạı học địa phương theo tıếp cận đảm bảo chất lượng
Vũ Thị Dung Trường Đại học Thái Bình Tân Bình, Thái Bình, Việt Nam Email: thuydungtbu@gmail.com
TÓM TẮT: Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh mạnh mẽ đã và đang đặt ra cho giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng cần phải đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức. Trong quá trình đổi mới, tuy còn nhiều hạn chế về năng lực đào tạo nhưng các trường đại học địa phương cần quản lí hiệu quả để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của địa phương và cả nước. Trong bài viết, tác giả đưa ra các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo, bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức về quản lí chất lượng đào tạo đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; (2) Thiết lập hệ thống quản lí chất lượng đào tạo đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; (3) Xây dựng chuẩn chất lượng đối với hệ thống quản lí chất lượng đào tạo đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; (4) Thiết lập quy tình vận hành hệ thống quản lí chất lượng đào tạo đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; (5) Xây dựng các tiêu chí đánh giá quy trình thực hiện hệ thống quản lí chất lượng đào tạo đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; (6) Kiểm tra, đánh giá các quy trình của hệ thống quản lí chất lượng đào tạo đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, xây dựng kế hoạch cải tiến.
TỪ KHÓA: Quản lí; chất lượng đào tạo; đảm bảo chất lượng; hệ thống quản lí chất lượng; đại học. |
12 | Thực trạng đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm Nguyễn Thị Thanh Bình Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Email: binhtvet132@gmail.com TÓM TẮT:Đào tạo nghề gắn với việc làm hiện nay không còn là vấn đề của mỗi cơ sở đào tạo mà đang trở thành mối quan tâm của nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp và người học. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp trong đó có gắn kết đào tạo với thị trường lao động,việc làm bền vững và an sinh xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch công tác năm 2018 của ngành lao động – thương binh và xã hội. Bài viết này đánh giá thực trạng đào tạo trình độ trung cấp từ đầu vào, tới quá trình đào tạo và đầu ra của trình độ này, từ đó, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp gắn kết đào tạo với việc làm.
TỪ KHÓA: Thực trạng đào tạo; trình độ trung cấp; tiếp cận năng lực; việc làm. |
13 | Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học thực hành thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học
Cao Cự Giác Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Email: giaccc@vinhuni.edu.vn
Lý Huy Hoàng Trường Đại học Đồng Tháp 783 Phạm Hữu Lầu, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam Email: lhhoang@dthu.edu.vn
TÓM TẮT: Bài viết giới thiệu các biện pháp phát triển năng lực dạy học thực hành thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học thông qua dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học ở các trường đại học sư phạm, bao gồm: (1) Sử dụng giáo trình điện tử trong dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học; (2) Áp dụng phối hợp các phương pháp dạy học thực hành tổ chức dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học; (3) Sử dụng bài tập thực nghiệm kiểm tra đánh giá kiến thức liên quan đến những kĩ năng thuộc học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học. Kết quả thực nghiệm sau khi xử lí thống kê cho thấy tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đề ra nhằm phát triển năng lực dạy học thực hành thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học.
TỪ KHÓA: Năng lực dạy học; thực hành thí nghiệm; phương pháp dạy học; Sư phạm Hóa học; sinh viên. |
14 | Giúp giáo viên thiết kế bài học tích hợp môn Toán ở trung học phổ thông
Phạm Đức Quang Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Email: pducquanghn62ktrung@yahoo.com.vn
TÓM TẮT: Nước ta đang đổi mới giáo dục, theo hướng phát triển năng lực người học, mà dạy học tích hợp được xem như một cách thiết thực, hiệu quả để đạt mục tiêu. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy giáo viên hầu như chưa được làm quen với dạy học tích hợp, đặc biệt là chưa biết thiết kế bài học theo hướng này. Do đó, giúp GV biết cách thiết kế bài học, biết cách dạy học tích hợp là cần thiết và có ý nghĩa. Bài viết này trình bày cách thức để giúp giáo viên có thể thiết kế và dạy học tích hợp môn Toán ở trung học phổ thông.
TỪ KHÓA: Giáo viên; thiết kế bài học; tích hợp; môn Toán; trung học phổ thông. |
15 | Dạy học chương “Cảm ứng - Sinh học 11” bằng phương pháp dạy học theo trạm
Lê Thị Phượng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: lethiphuong.dhgd@gmail.com
TÓM TẮT: Phương pháp dạy học theo trạm là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đem lại hiệu quả trong hoạt động dạy học, giúp học sinh phát triển nhiều kĩ năng trong một bài học, tích cực tìm tòi tri thức và nâng cao hứng thú của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp dạy học theo trạm chưa được áp dụng nhiều tại các trường phổ thông do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Qua nghiên cứu cở lí luận của phương pháp dạy học theo trạm và nội dung chương Cảm ứng - sách giáo khoa Sinh học 11, tác giả đề xuất một số nội dung có thể áp dụng phương pháp dạy học theo trạm và xây dựng quy trình dạy học theo trạm với các bước cụ thể. Tùy vào từng nội dung kiến thức khác nhau thì số trạm và cách tổ chức hoạt động cho từng trạm cũng khác nhau. Dạy học theo trạm đã chứng tỏ tính ưu việt của mình trong việc phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng, qua đó học sinh cũng tiếp thu kiến thức tốt hơn.
TỪ KHÓA: Dạy học theo trạm; phát triển năng lực; chương “Cảm ứng”; Sinh học 11. |
16 | Quản lí sự thay đổi hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường trung học phổ thông chuyên trong giai đoạn hiện nay
Trần Đại Nghĩa Trường Trung học phổ thông Bình Điền - Thừa Thiên Huế Bình Thành, Hương Trà, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Email: trandainghia158@gmail.com
TÓM TẮT: Theo xu thế phát triển chung của nhân loại, ngành Giáo dục đang chuyển từ coi trọng trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực trên cơ sở trang bị kiến thức; coi trọng trải nghiệm, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học. Đối với học sinh các trường trung học phổ thông chuyên, việc trải nghiệm nhằm phát huy năng lực sở trường của bản thân các em cần được quan tâm, bởi lẽ các em chủ yếu học những kiến thức trên lớp để dự thi học sinh giỏi mà ít quan tâm đến hoạt động giáo dục trải nghiệm, trong khi việc giáo dục trải nghiệm cho học sinh là hết sức cần thiết. Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên, cần phải có biện pháp quản lí phù hợp, trong đó vấn đề quản lí sự thay đổi hoạt động giáo dục trải nghiệm rất cần thiết. Từ đó, các nhà trường chủ động thay đổi thích ứng với yêu cầu, điều kiện hoàn cảnh của hoạt động giáo dục trải nghiệm trong chương trình mới cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên hiện nay.
TỪ KHÓA: Quản lí; giáo dục trải nghiệm; học sinh; trường trung học phổ thông chuyên. |
17 | Một số yếu tố tác động đến quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên trung học phố thông hiện nay
Đỗ Thanh Tùng Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai Đường 30/4, thành phố Lào Cai, Lào Cai, Việt Nam Email: thanhtung7373@gmail.com
TÓM TẮT: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Bài viết khái quát về thực trạng quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên trung học phổ thông nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên nói chung, hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm của giáo viên trung học phổ thông nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Thông qua hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, giáo viên và cán bộ quản lí được nâng cao về năng lực chuyên môn, có cơ hội chia sẻ, học tập những bài học hay, kinh nghiệm tốt áp dụng vào quản lí và giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời kì hội nhập.
TỪ KHÓA: Quản lí; hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; trung học phổ thông. |
18 | Tăng cường bài toán có nội dung tích hợp trong chương Phương trình, Hệ phương trình (Đại số 10)
Phan Bá Lê Hiền Trường Trung học phổ thông Lê Duẩn 129B Phan Huy Chú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam Email: phanbalehien@gmail.com
Nguyễn Thanh Hưng Trường Đại học Tây Nguyên 567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam Email: hunglapthao.dhtn@gmail.com
TÓM TẮT: Thay đổi cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là góp phần quan trọng để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường sư phạm theo hướng tăng cường tổ chức hoạt động học thông qua hoạt động sinh viên chủ động học tập, phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, sẵn sàng thích ứng với những tình huống nảy sinh trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực chuyên môn và năng lực nghề nghiệp. Bài viết trình bày quy trình tổ chức dạy học bằng phương pháp nghiên cứu trường hợp vào môn học Phương pháp dạy học Toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh được những ưu điểm của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp trong dạy học và đáp ứng được cách dạy học phát triển năng lực nghề nghiệp.
TỪ KHÓA: Dạy học tích hợp; Đại số 10; kĩ năng; năng lực; trung học phổ thông. |
19 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm phát triển năng lực học sinh tại trường phổ thông
Đặng Thị Mây Email: dangmaykhgd@gmail.com
Nguyễn Tuyết Nhung Email: nhungnguyenkhgd@gmail.com
Trường THPT Khoa học Giáo dục Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Hồng Mai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
TÓM TẮT: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục là cơ sở ứng dụng thành tựu nghiên cứu lí luận của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng là một trong những trường trung học phổ thông đầu tiên vận dụng thành tựu và cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với mọi loại hình trường ở các địa bàn khác nhau: Thành phố, nông thôn, miền núi, hải đảo; từ đó thiết kế bộ sản phẩm minh họa mang tính ứng dụng thực tiễn cao (video, hình ảnh về quá trình xây dựng ý tưởng, tổ chức thực hiện, sản phẩm minh họa…). Từ kết quả nghiên cứu theo hướng ứng dụng đó, Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục lựa chọn, xây dựng quy trình thực hiện hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện, đặc thù của nhà trường và địa phương.
TỪ KHÓA: Hoạt động trải nghiệm; phát triển năng lực; học sinh trung học phổ thông. |
20 | Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về những điều kiện tiền hôn nhân góp phần tạo nên hạnh phúc gia đình Đàm Thị Vân Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: vananhtlgd@gmail.com
TÓM TẮT: Trong cuộc sống gia đình, để đảm bảo giữ được hạnh phúc gia đình, cần có nhiều yếu tố chi phối, kể cả trước và sau khi kết hôn. Tác giả bài viết trình bày quan niệm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về những điều kiện tiền hôn nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình như: phải có tình yêu thương, có công việc ổn định, có sức khỏe, đạo đức, phù hợp về tính cách….Tuy nhiên, một yếu tố vô cùng quan trọng là cần có những hiểu biết cơ bản về cuộc sống hôn nhân và gia đình thì không được sinh viên đánh giá cao. Việc đánh giá, phân tích thực trạng quan niệm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về những điều kiện trước hôn nhân góp phần tạo nên hạnh phúc gia đình là điều quan trọng để đề xuất những giải pháp trong việc giáo dục thế hệ trẻ về những giá trị gia đình trong giai đoạn hiện nay.
TỪ KHÓA: Quan niệm; sinh viên; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; điều kiện tiền hôn nhân; hạnh phúc gia đình. |
21 | Đổi mới phương pháp dạy học thực hành cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long
Phùng Thế Tuấn Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long 73 Nguyễn Huệ, Phường 2, Vĩnh Long, Việt Nam Email: thetuandhspktvl@gmail.com
TÓM TẮT: Thực hiện tốt phương pháp dạy học thực hành sẽ giúp cho sinh viên hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo môi trường học tập năng động, tuân thủ các quy trình công nghệ, thao tác mẫu để hình thành kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Thực trạng phương pháp dạy học thực hành tại Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long được thực hiện khá tốt như phương pháp dạy học thực hành phù hợp với mục tiêu, nội dung và thời gian dạy học, phương pháp dạy học đảm bảo đúng quy trình công nghệ, thao tác mẫu, ứng dụng kĩ thuật công nghệ…Tuy nhiên cần phải tăng cường hơn nữa trong việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về đổi mới phương pháp dạy học thực hành, đổi mới phương pháp đánh giá thực hành trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thực hành cho sinh viên.
TỪ KHÓA: Phương pháp dạy học; dạy học thực hành; thực hành nghề; sinh viên. |
22 | Đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc trong giảng dạy các học phần cơ sở ngành quản trị kinh doanh: nghiên cứu thực nghiệm tại trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị việt - hàn
Lê Thị Minh Đức Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt – Hàn, 136 Trần Đại Nghĩa, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam Email: ducltm@viethanit.edu.vn
TÓM TẮT: Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về mô hình dạy học vừa đúng lúc “Just-in-Time Teaching” và sự triển khai, đánh giá mô hình JiTT trong giảng dạy các học phần cơ sở khối ngành Quản trị kinh doanh ở Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn. Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng với mẫu khảo sát là 190 sinh viên đã học các học phần cơ sở có áp dụng JiTT trong giảng dạy gồm Kinh tế vi mô, Marketing căn bản và Quản trị học. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bài tập JiTT có tác động tích cực đến việc học (đo lường thông qua kết quả bài kiểm tra) và sinh viên xếp mức độ nỗ lực để hoàn thành các bài tập JiTT ở mức giữa so với các hoạt động khác trong lớp học.
TỪ KHÓA: Học tập chủ động; mô hình dạy học vừa đúng lúc; quản trị kinh doanh. |
23 | Mô hình phân cấp quản lí chương trình giáo dục phổ thông: Thực tiễn ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Quốc Trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NaM Email: trinq@hnue.edu.vn
TÓM TẮT: Từ năm 2001, Trung Quốc chính thức thực hiện thể chế phân cấp quản lí chương trình giáo dục phổ thông mới. Sự phân cấp quản lí chương trình với đặc trưng là hình thành thể chế 3 cấp (quốc gia, địa phương và nhà trường) quản lí chương trình giáo dục phổ thông đã làm thay đổi cục diện “đại thống nhất” của quản lí chương trình, mang đến sức sống mới cho sự phát triển của nhà trường phổ thông Trung Quốc. Bài viết này tập trung trình bày một cách có hệ thống tiến trình hình thành và phát triển; những đặc trưng, ý nghĩa và sự tác động của việc thực hiện thể chế phân cấp này đối với giáo dục phổ thông Trung Quốc, đồng thời đúc kết bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vận hành và hoàn thiện thể chế phân cấp quản lí chương trình giáo dục phổ thông của Trung Quốc vào quá trình phân cấp quản lí chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
TỪ KHÓA: Phân cấp; quản lí chương trình giáo dục phổ thông; Trung Quốc; Việt Nam. |
24 | Vấn đề quản lí chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Sivone Ruevaibounthavy Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Email: Sivonexk89@gmail.com
TÓM TẮT: Quản lí chất lượng đào tạo của trường đại học là một lĩnh vực của quản lí chất lượng giáo dục đại học. Vì thế, hoạt động quản lí chất lượng đào tạo của trường đại học một mặt phải tuân theo các nguyên tắc, nội dung, quy trình... của giáo dục đại học, mặt khác phải tính đến tính đặc thù của các trường đại học; Quản lí chất lượng đào tạo giáo viên là quản lí cung đáp ứng cầu dựa trên mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến các chủ thể liên quan đến quan hệ cung - cầu và là hệ thống các tác động có mục đích, có tổ chức phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm điều khiển, hướng dẫn quá trình giáo dục, những hoạt động của cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên, huy động tối đa các nguồn lực khác nhau để đạt tới mục tiêu (chuẩn đầu ra) của cơ sở đào tạo và phù hợp với quy luật khách quan trong điều kiện luôn biến động của môi trường. Bài viết đề cập vấn đề quản lí chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
TỪ KHÓA: Quản lí chất lượng; chất lượng đào tạo; giáo viên; trường đại học; Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. |