TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
Tên đề tài: Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục. Mã số: 62.14.01.14
Nghiên cứu sinh: Lê Thanh Tâm
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
PGS.TS.Nguyễn Tiến Hùng
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.Về lý luận: Trên cơ sở phân tích các tài liệu trong và ngoài nước, Luận án đã tổng quát lịch sử nghiên cứu vấn đề và đưa ra khung lý luận về tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý nhà trường đại học thuộc Bộ chủ quản. Trên cơ sở phân tích sâu sắc 2 về vấn đề tự chủ và trách nhiệm xã hội, đã đưa ra 4 nội dung tự chủ, 3 nội dung của trách nhiệm xã hội cùng các tiêu chí đánh giá mức độ tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý nhà trường đại học; làm rõ mối liên hệ giữa tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học; xác định các nhân tố chính sách, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội; nội dung và điều kiện thực hiện tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học thuộc Bộ chủ quản.
2.Về thực tiễn: Bằng phương pháp khảo sát, công cụ thiết kế khoa học đã đánh giá được thực trạng tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý nhà trường của 4 trường đại học được nghiên cứu (trường đại học Công nghiệp Việt Trì, trường đại học Công nghiệp Hà Nội, trường đại học Sao Đỏ, trường đại học Công nghiệp Việt Hung). Trên cơ sở kết quả khảo sát, Luận án đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức trong quản lý nhà trường đại học được nghiên cứu theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội.Việc đánh giá được thống nhất chặt chẽ giữa chương 2 với khung lý thuyết đã xây dựng ở chương 1. Các nội dung đánh giá được trình bày tường minh với hệ thống số liệu, biểu bảng và sơ đồ cụ thể và mang tính khoa học và con số tin cậy, kết hợp giữa mô tả định lượng (qua các bảng số, biểu đồ) và phân tích định tính để rút ra các nhận xét khoa học, khái quát, chính xác về tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
3. Trên cơ sở đánh giá của chương 2, luận án xác định rõ những điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến mỗi mỗi điểm yếu để lựa chọn các giải pháp, luận án dựa vào một số định hướng gồm: Khung pháp lý về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học Việt Nam, thực trạng quyền tự chủ của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành Công Thương và lựa chọn 3 nguyên tắc để đề xuất 9 giải pháp. Các giải pháp được viết cụ thể, tường minh dễ áp dụng, theo một cấu trúc thống nhất bao gồm: Mục đích, ý nghĩa; nội dung; cách thức và điều kiện thực hiện. Kết quả khảo sát khẳng định tính cần thiết khả thi của các giải pháp đề xuất. Luận án đã thử nghiệm một giải pháp “Đa dạng hóa nguồn thu trên cơ sở phát huy sự năng động sáng tạo của các đơn vị và cá nhân trong trường”, tại trường đại học Công Nghiệp Việt Trì. Thử nghiệm được mô tả và tiến hành công phu và kết quả thử nghiệm đã khẳng định tính khả thi của giải pháp đề xuất trong việc quản lý trường đại học theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội. Thành công của giải pháp được thử nghiệm là cơ sở để mỗi nhà trường có thể vận dụng trong công tác quản lý được tốt hơn.
Các kết quả nghiên cứu của luận án là điểm mới, của riêng nghiên cứu sinh và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2014
Cán bộ hướng dẫn 1 Cán bộ hướng dẫn 2 Nghiên cứu sinh
GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc PGS. TS. Nguyễn Tiến Hùng Lê Thanh Tâm
DISSERTATION INFORMATION PAGE
Title of the dissertation: Scientific basis on managing universities under the Ministry of Industry and Trade in the orientation of autonomy and social responsibility
Specialization: Education Management
Code: 62.14.01.14
Candidate: Lê Thanh Tâm
Supervisor: Prof. Dr. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Assoc.Prof. Dr. Nguyễn Tiến Hùng
Institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences
NEW CONCLUSIONS OF THE DISSERTATION
1. In theory: On the basis of research materials in Vietnam and abroad, the author reviewed the history of the issue and offered a theoretical framework for the thesis which is about the autonomy and social responsibility in managing the universities under the Ministry. By in-depth analysis of two issue on autonomy and social responsibility, the thesis suggested four items for autonomy and three items for social responsibility and assessed criteria for the degree of autonomy and social responsibility in managing universities; clarified the relationship between autonomy and social responsibility of universities; identified the factors of policies, economics and society which affect the autonomy and social responsibility, content and condition to implement the autonomy and social responsibility of universities under the Ministry.
2. In Practice: By the method of survey, scientific design tools were able to assess the status of autonomy and social responsibility in the management of 4 researched universities (Viet Tri University of Industry, Hanoi University of Industry, Red Star University, Viet - Hung Industrial University). Based on the results of the survey, the dissertation assessed the strengths, weaknesses, opportunities and challenges in managing universities under the Ministry of Industry and Trade in the orientation of autonomy and social responsibility. The assessment were closely united between Chapter 2 and the theoretical framework formed in Chapter 1. The assessed contents were explicitly presented with a system of data, specific scientific tables and diagrams, and reliable figures, well combined between the quantitative description (via spreadsheets, charts) and the qualitative analysis to sum up the scientific, generalized and accurate comments about the autonomy and social responsibility in the management of universities under the Ministry of Industry and Trade.
3. On the basis of the assessment of Chapter 2, the dissertation clearly defined the limitations and reasons leading to the limitations to select appropriate solutions, based on the orientations as follows: The legal framework of autonomy and social responsibility of universities in Vietnam, the status of autonomy of universities under the Ministry of Industry and Trade, human resource development plan of the sectors of Industry and Trade and select 3 principles to propose 9 solutions. The solutions that were written specifically, clearly and easily to apply in a united structure, included: Purpose, meaning, content, implementing way and condition. The assay results confirmed the essential feasibility of the proposed solutions. The thesis tested a solution “Diversifying the revenue sources based on the principle of promoting the activeness and creation of divisions and individuals in the university”, at Viet Tri University of Industry. Testing was described and meticulously conducted and the test result has confirmed the feasibility of the proposed solutions managing universities in the orientation of autonomy and social responsibility. The success of the tested solution was the basis for each university to be able to apply for better management.
The research results of the dissertation were new and authorized, not duplicating with any domestic and foreign researches.
Ha Noi, July 2014
Supervisor 1 Supervisor 2 Candidate
Prof. Dr. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Assoc.Prof. Dr. Nguyễn Tiến Hùng Lê Thanh Tâm
File đính kèm:
1. Toàn văn luận án
2. Tóm tắt luận án tiếng Việt
3. Tóm tắt luận án tiếng Anh