Thông tin luận án “Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”
Thông tin luận án “Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”, Nghiên cứu sinh: Trần Thị Yên
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án: “Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
Họ tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Yên
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Lê Vân Anh; TS. Nguyễn Anh Dũng
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Góp phần hệ thống hóa và phát triển lí luận về phát triển đội ngũ GVTH nói chung và phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc nói riêng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có sử dụng các phương pháp tiếp cận mới:
- Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực: Khai thác được tính ưu việt của mô hình phát triển nguồn nhân lực vào phát triển đội ngũ GVTH người DTTS: phối hợp giữa phát triển cá thể với phát triển đội ngũ, lấy phát triển cá thể GVTH người DTTS làm nền tảng cho phát triển đội ngũ GVTH người DTTS phù hợp với đặc thù của vùng dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
- Tiếp cận năng lực: Quan tâm đến phát triển các năng lực nghề nghiệp chú trọng năng lực giảng dạy phù hợp với giáo dục đặc thù của vùng dân tộc thiểu số và yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Tiếp cận đa văn hóa: Khai thác thế mạnh của môi trường giáo dục đa văn hóa, đa dân tộc vào phát triển đội ngũ GVTH người DTTS góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp GV nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của trẻ em DTTS.
2. Đánh giá được thực trạng đội ngũ GVTH người DTTS và thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc, xác định được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trước yêu cầu đổi mới giáo dục; và yêu cầu đặc thù của vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất được các nguyên tắc và 5 giải pháp phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc mang tính khoa học, phù hợp với đặc thù của vùng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, và có thể dùng để tham khảo đối với các vùng dân tộc thiểu số khác, đó là: (i) Xây dựng công tác qui hoạch phát triển đội ngũ GVTH người DTTS; (ii) Đổi mới tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVTH người DTTS theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với giáo dục vùng dân tộc thiểu số; (iii) Đổi mới công tác sử dụng đội ngũ GVTH người DTTS theo năng lực nghề nghiệp phù hợp với tộc người và vùng miền; (iv) Tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVTH người DTTS theo chuẩn nghề nghiệp và điều kiện thực tế của các nhà trường; (v) Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa phù hợp, sáng tạo và quan tâm về vật chất, tinh thần cho đội ngũ GVTH người DTTS.
Cán bộ hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS.TS. Lê Vân Anh; TS. Nguyễn Anh Dũng Trần Thị Yên
THESIS INFORMATION ABOUT ITS NEW CONTRIBUTIONS
Name of thesis: “Developing of the primary teachers from the ethnic minorities in the Northwest regions for the purpose of meeting the requirement of innovation for education and training”
Field: Education Management
Code: 62.14.01.14
Ph.D. candidate: Tran Thi Yen
Supervisors: Assoc. Prof. Ph.D. Le Van Anh; Dr. Nguyen Anh Dung
Training institution: Vietnam Institute of Education and Sciences
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
1. Contributing to codify and develop theories about the development of primary teachers in general and the development of primary teachers from ethnic minorities in Northwest in particular to satisfy the requirements of innovation educational, including the use of new approach method:
- The human resources development approaching: Exploiting the advantages of human resources development model to develop the ethnic minority primary school teaching staff: combining the individual development with team development, taking individual ethnic minority primary school teacher development as a foundation for developing the teaching staff appropriated in the context of educational and training innovation.
- The ability approaching: Paying attention to develop the professional capacity, focusing on teaching potential, teaching potential in ethnic areas to meet the demand of educational innovation.
- The multicultural approaching: taking advantages of culture of ethnic minorities in developing the group of ethnic minority elementary teachers will help improve their professional ability better and ensure equal opportunities in access to the education of ethnic minority children.
2. It is possible to review the current status of the ethnic minority primary school teaching staff and the development of this type in the Northwest; to identify strengths and weaknesses based on the requirements of educational innovation; and the specific requirements of the Northwest.
3. Proposing the principles and 5 solutions of development the primary teacher teams from ethnic minorities in Northwest in scientific way, suitable for particular areas, to satisfy the requirements of innovation educational and can be used to refer to the people in many religions: (i) Making the plan of developing ethnic minority teachers; (ii) The innovation of fostering and training ethnic minority teachers according to professional standards in line with education in ethnic minority areas; (iii) Renovating the use of primary teachers from ethnic minority team base on professional capacity suitable with the ethni and regions; (iv) Strengthen inspection and evaluation of the implementation of the tasks of primary teachers from ethnic minorities according to professional standards and the actual conditions of the schools; (v) Developing multicultural educational environment appropriately, creative, and caring about the physical and spiritual of primary teachers from ethnic minorities;
Supervisors/ Instructor Ph.D. candidate
Assoc. Prof. Ph.D. Le Van Anh; Dr. Nguyen Anh Dung Tran Thi Yen
File đính kèm: