Thông tin luận án: “ Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng” của NCS Nguyễn Lê Vân Dung

11/10/2019 10:41 GMT+7
Thông tin luận án: “ Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng”; Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số: 9 14 01 14

- Tên luận án:  Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng

- Ngành khoa học luận án: Quản lý giáo dục; Mã số: 9 14 01 14

- Tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Lê Vân Dung

- Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:

1. GS.TS. Phạm Tất Dong

2. TS. Phan Thị Ngọc Anh

- Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Những đóng góp mới của luận án:

Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về phát triển (PT) đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) bao gồm các nội dung: Đặc trưng của đội ngũ CBQL TTHTCĐ; Nội dung về phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ; Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ; Phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ đồng theo lý thuyết nguồn nhân lực, tiếp cận năng lực và tiếp cận phát triển cộng đồng; Phân cấp quản lý và trách nhiệm của các cấp trong việc phát triển TTHTCĐ và đội ngũ CBQL TTHTCĐ; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ.

Luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng về đội ngũ và PT đội ngũ ở 3 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa Đồng Nai. Đây là 03 tỉnh có nhiều đặc trưng trong mô hình PT TTHTCĐ nên có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác PT đội ngũ CBQL TTHTCĐ. Thông qua quá trình khảo sát và xử lý số liệu định lượng, định tính, phân tích và đánh giá được thực trạng đội ngũ CBQL TTHTCĐ, thực trạng PT đội ngũ CBQL TTHTCĐ với các mặt mạnh, điểm hạn chế.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác PT đội ngũ CBQL TTHTCĐ, luận án đã đã đưa ra 6 giải pháp phù hợp góp phần PT đội ngũ, đó là: (1) Đảm bảo bộ máy CBQL TTHTCĐ phù hợp với mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quy mô phát triển của TTHTCĐ theo đặc trưng vùng miền; (2) Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL TTHTCĐ theo năng lực và sở trường đối với mỗi chức danh kiêm nhiệm; (3) Tổ chức ĐT, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý GD cho đội ngũ CBQL TTHTCĐ; (4) Đảm bảo chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời đối với đội ngũ CBQL TTHTCĐ; (5) Kiểm tra, đánh giá kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBQL TTHTCĐ; (6) Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chỉ đạo. Các giải pháp đề xuất đều được dựa trên hệ thống nguyên tắc và giải pháp mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn để PT đội ngũ CBQL TTHTCĐ, đáp ứng được yêu cầu PT của TTHTCĐ trong việc góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở (xã, phường, thị trấn). Giải pháp số 3 được đánh giá là giải pháp quan trọng nhất để phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ

ACADEMIC & SCIENTIFIC CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

- Dissertation title: Developing manager teams of Community Learning Centers

- Field: Educational Management;                                   Code: 9 14 01 14

- Candidate: Nguyen Le Van Dung         Course: 2012-2014

- Supervisor:           Supervisor 1: Prof.Dr. Pham Tat Dong

                                    Supervisor 2: Dr. Phan Thi Ngoc Anh

- Training institution: Vietnam National Institute of Educational Sciences

Summary of academic contributions:

The dissertation has built up a theoretical basis for developing managers of community learning centers, including the following contents: Features of the managers of community learning centers; Contents on developing the managers of community learning centers; The importance of developing the managers of community learning centers; Developing the managers of community learning centers according to human resource theory, approaching competence and approaching community development; Decentralization of management and responsibilities of all levels in the development of community learning centers and the managers of community learning centers; Factors affecting management and development of managers of community learning centers.

The thesis has conducted a survey in 3 provinces of Hoa Binh,Thanh Hoa and Dong Nai. This is the 3 provinces having many typical characteristics in the model of developing CLC,  having many influences on developing the CLC manager teams. Through the survey, quantitative and qualitative analyzing, studying and evaluating the status of CLC manager teams and development of CLC manager teams with strengths and weaknesses

On the basis of theoretical and practical studies on developing the CLC manager teams, the thesis has given 6 suitable solutions contributing to develop the team: 1 - Ensuring the CLC manager teams suitable to organizational models, functions, tasks and development scales of CLCs according to the regional characteristics; 2 - Using efficiently the CLC manager teams according to ability and expertise for each concurrent position; 3 - Organizing to foster and enhance educational management capacity for the CLC manager teams; 4 - Ensuring reasonable and timely compensation policy for the CLC; 5 - Monitoring and evaluating in time to improve performance effectiveness of the CLC manager teams; 6 - Promoting the roles and responsibilities of management agencies in the development of the CLC manager teams. The proposed solutions are based on a system of principles and scientific solutions consistent with the practice of developing the CLC manager teams, meeting the requirements of developing the CLCs in contributing to build Learning Society from locals (commune, ward, town). Among proposed 6 solutions, the solution "Training, fostering, capacity building of education management for the CLC manager teams" was rated as the most important one to develop the CLC manager teams.

Tin khác