Thông tin luận án: "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực" của NCS Trần Đăng Khởi

16/12/2019 11:02 GMT+7
Thông tin luận án: "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực"; Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 9 14 01 14

Tên luận án : “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực"

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục,                             Mã số : 9.14.01.14

Nghiên cứu sinh : Trần Đăng Khởi                       

Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:

            1. PGS. TS. Ngô Quang Sơn

            2. TS. Trần Văn Hùng

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Những đóng góp mới của luận án :

§     Những đóng góp mới về cơ sở lý luận

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động bồi dưỡng GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo các cách tiếp cận khác nhau trong đó có tiếp cận năng lực;

- Khái quát hóa và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về năng lực, làm rõ bản chất của năng lực được đào tạo và năng lực nghề nghiệp. Phát triển năng lực của GV THCS là kết quả của quá trình học tập suốt đời, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo các mục tiêu đặt ra nhằm nâng cao năng lực của người GV từ năng lực được đào tạo thành năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và nhu cầu cá nhân giáo viên.

-  Đề xuất quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực  nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV THCS đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta hiện nay. 

§     Những đóng góp về nghiên cứu thực tiễn

Tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát để đánh giá thực trạng nhận thức của GV và CBQL về công tác đánh giá năng lực của nhà trường và toàn bộ công tác quản lý tất cả các hoạt động bồi dưỡng GV trong các trường THCS trong mẫu khảo sát từ các tỉnh vùng ven Hà Nội;

§     Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS 

Tác giả đã đề xuất được 7 biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS, đó là:

1)        Nâng cao nhận thức của đội ngũ GV và CBQL về tầm quan trọng và sự cần thiết  của hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực

2)        Đánh giá năng lực, xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực

3)        Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực;

4)        Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực;

5)        Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực;

6)        Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động BDGV theo tiếp cận năng lực;

7)        Kiểm tra, giám sát, thanh tra đánh giá công tác bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận NL.

Kết quả khảo sát thăm dò cho thấy tất cả các biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi cao. Việc thử nghiệm biện pháp thứ hai “Quản lý hoạt động đánh giá năng lực, xác định nhu cầu, mục tiêu hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận” cho thấy biện pháp này khi được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV THCS.

Trong phần cuối luận án, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với một số chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường trung học cơ sở.                                                                                                                                                  Thesis title:Managing lower secondary teachers’ in-service training activies based  competency approach

Major: Educational management                      Code: 9.14.01.14

Name of PhD candidate: Tran Dang Khoi

Supervisors:

Supervisor 1: Asso.Prof. Dr. Ngo Quang Son

Supervisor 2: Dr. Tran Van Hung

Training institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences

New findings of the thesis:

·               In terms of theory

- Overview of domestic and foreign researches on teachers’ in-service training activities and its management at general schools towards different approaches;

- Generalizing and systematizing research findings of competencies, especially clarifying nature of trained and professional competencies. Teachers’ development of competency was results of their lifelong learning and self-improvement towards given objectives in order to enhance their competencies from trained to  professional competencies, meeting the requirements of their careers and needs

- Proposing management process of general teachers’ in-service training activities based competency approach with the aim to improve their professional competencies and satisfy the requirements of our current basic and fundamental renewal of education and training.

·               In terms of practice

The author carried out surveys through questionnaires to assess the real status of teachers and managers’ awareness about evaluating schools’ competencies and overall management relating to activities of teachers’ in-service trainings at lower secondary schools surrounding Hanoi.

·               Suggest management solutions for general teachers’ in-service trainings

The author proposed 7 management solutions for enhancing quality and effectiveness of general teachers’ in-service training as followed:

1) Raising awareness of teachers and managers about the importance and necessity of teacher training activities based competency approach;

2) Assessment activities, identifying the needs and purposes of training lower secondary teachers based competency approach;

3) Managing the developing of content and training programs for secondary teachers based competency approach;

4) Developing plans for training teachers based competency approach;

5) Diversifying forms of teacher’s training based competency approach;

6) Leadership, directing implementation of plan for training teachers based competency approach;

7) Inspection, monitoring and assessment of teacher trainings based competency approach.

The survey results showed that all measures are highly necessary and feasible. The testing of the second measure "Innovating management of capacity assessment activities, determining the needs and objectives of secondary school teacher training activities" demonstrated that this solution was very efficient in improving teachers’ quality of in-service training based competency approach.

In the end of thesis, the author provided some recommendations for the management subject of secondary teachers’ in-service trainings.

Tin khác