Tên luận án: Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động chơi
- Ngành khoa học của luận án: Lý luận và Lịch sử giáo dục. Mã số: 9140102
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Ngọc Minh
- Khóa đào tạo: 2014
- Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn :
+ Người hướng dẫn 1 : PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh
+ Người hướng dẫn 2 : PGS.TS Hoàng Thanh Thúy
- Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.
1. Về lý luận
- Tổng quan được tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề kỹ năng, kỹ năng hợp tác, giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non, hoạt động chơi với giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt động chơi;
- Xây dựng và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động chơi: nêu được quan điểm mới về kỹ năng hợp tác; làm sáng tỏ khái niệm giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động chơi; chỉ ra cấu trúc của kỹ năng hợp tác ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; nêu được các biểu hiện cụ thể, tiêu chí và mức độ đánh giá kỹ năng hợp tác ở trẻ; các thành tố của quá trình giáo dục kỹ năng hợp tác, tổ chức hoạt động chơi nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ.
2. Về thực tiễn
- Phát hiện được một số vấn đề thực trạng của: (i) giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động chơi; (ii) mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sư phạm tổ chức hoạt động chơi nhằm giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dựa trên 5 yêu cầu, theo 3 giai đoạn cơ bản, đó là: 1/ Chuẩn bị cho trẻ chơi: Thiết lập các nhóm hoạt động và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động theo nhóm ngay trong giai đoạn chuẩn bị cho trẻ chơi; 2/ Hướng dẫn trẻ chơi (qúa trình trẻ chơi): Thúc đẩy các hoạt động tương tác giữa trẻ trên nền tảng củng cố các kĩ năng hợp tác đã có và mở rộng kĩ năng mới, coi kĩ năng hợp tác như là đích cần hướng đến, đồng thời là điểm tựa của quá trình liên kết trẻ trong khi chơi, 3/ Kết thúc hoạt động chơi, GV đánh giá, nhận xét quá trình chơi của trẻ và hướng dẫn trẻ đánh giá, nhận xét quá trình chơi: Lôi cuốn trẻ tham gia vào quá trình cùng nhau đánh giá quá trình chơi, trong đó chú ý đến lợi ích của các hành vi hợp tác giữa trẻ mang lại cho hoạt động chơi). Mỗi giai đoạn đều chú ý đến thiết lập và củng cố các mối quan hệ hợp tác giữa trẻ với bạn bè và mọi người xung quanh, đảm bảo cho trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tập luyện, thực hành kỹ năng hợp tác trong những điều kiện, tình huống chơi khác nhau; phù hợp với kinh nghiệm, hứng thú của trẻ trên cơ sở chuẩn bị môi trường thuận lợi cho giáo dục kĩ năng hợp tác.
- Kết quả thực nghiệm trên trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã cho thấy tính hiệu quả, tính khả thi và độ tin cậy của qui trình sư phạm được đề xuất, đồng thời khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu. Giả thuyết khoa học trong luận án đã được chứng minh.
Thesis title: Cooperative learning for preschoolers aged 5 to 6 years through games
- Major: Theories and History of Education. Code: 9140102
- Full name of Ph.D. candidate: Vu Thi Ngoc Minh
- Course: 2014
- Academic title, degree and name of the supervisors :
+ Supervisor 1 : Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen Thi My Trinh
+ Supervisor 2 : Assoc. Prof. Ph.D. Hoang Thanh Thuy
- Academic institution: Vietnam Institute of Education Sciences – Ministry of Education and Training.
New academic and theoretical contributions of the thesis
1. Theoretical contributions
- Based on the review of local and international studies on skills, cooperative skills, cooperative learning for preschoolers, cooperative learning through games for preschoolers aged 5 to 6 years, the thesis found research gaps on cooperative learning for preschoolers through games; expanded and developed fundamental theoretical issues on cooperative learning for preschoolers aged 5 to 6 years through games.
- Contributing new opinions on cooperative skills; clarifying the concept of cooperative learning for preschoolers aged 5 to 6 years through games; developing a framework for cooperative learning for preschoolers aged 5 to 6 years, which consists of 3 skill groups with 15 specific skills; determining expressions, criteria and levels for assessing children’s cooperative skills; identifying components of a cooperative learning process; how to use games to teach cooperative skills for preschoolers aged 5 to 6 years; and identifying factors affecting cooperative learning for children.
2. Practical contributions
- The thesis explored the actual situation regarding (i) cooperative learning for preschoolers aged 5 to 6 years through games; and (ii) level of cooperative skills of preschoolers aged 5 to 6 years.
- The thesis developed a pedagogical process on using games to teach cooperative skills for preschoolers aged 5 to 6 years based on 5 requirements, which consists of 3 basic steps: 1/ Preparation: Organizing the children into groups and encouraging them to participate in team-based activities during the preparation stage; 2/ Guiding (during the games): Promoting interaction between children based on strengthening their existing cooperative skills and expanding their new skills, viewing cooperative skills as the goal and basis of connecting children during games; 3/ After the games, the teacher comments on the children’s playing and guides them to self-evaluate: Encouraging the children to join in the evaluation of their playing with attention to the benefits of cooperation during games. Each step focuses on establishing and strengthening cooperative relations between the children and their peers, providing them with opportunities to experience, learn and practice cooperative skills in different situations; and creating a facilitating environment for cooperative learning suitable to their experience and interest.