- Tên luận án: Quản lý đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Tên chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14
- Tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Song Thanh
- Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Sỹ Thư và TS. Phạm Quang Sáng
- Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Về lý luận
Trên cơ sở xác lập các nội dung của đào tạo GV THCS theo Mô hình CIPO, luận án xây dựng nội dung quản lí đào tạo GV theo mô hình này, bao gồm: Quản lí đầu vào; Quản lí quá trình đào tạo; Quản lí đầu ra đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; và xem xét các yếu tố tác động đến quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Về thực tiễn
Từ cơ sở lý luận đó, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn đầu ra dựa vào năng lực tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, bao gồm: Thực trạng hoạt động đảm bảo các thành tố đầu vào; Thực trạng các thành tố quá trình đào tạo; Thực trạng các thành tố đầu ra đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.
Về thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, luận án đã khảo sát, đánh giá khách quan trên các khía cạnh quản lý: Thực trạng quản lí đầu vào đào tạo; Thực trạng quản lí quá trình đào tạo; Thực trạng quản lí đầu ra của cơ sở đào tạo giáo viên trung học cơ sở khu vực Đông Nam Bộ; và thực trạng những yến tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.
Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng, luận án đề xuất 06 biện pháp quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đó là: (1) Tổ chức rà soát điều chỉnh mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo GVTHCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục; (2) Phát triển chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo định hướng năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; (3) Chỉ đạo sâu sát đổi mới kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình đào tạo theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp GV; (4) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên tham gia đào tạo GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; (5) Tạo lập và củng cố mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục ở từng địa phương để tăng cường chất lượng đào tạo GVTHCS; (6) Quản lí cơ sở hạ tầng, vật chất và tài chính đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và khả thi cao, sát hợp với thực trạng quản lý của vấn đề nghiên cứu. Luận án cũng đã triển khai thử nghiệm một biện pháp 1, kết quả khảo nghiệm đảm bảo yêu cầu khoa học.
Thesis title: Managing and training secondary school teachers in the Southeast region to meet the requirements of educational reform
- Name of major: Education Management Code: 9.14.01.14
- Name of PhD student: Hoang Thi Song Thanh
- Scientific supervisors: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Sy Thu and Dr. Pham Quang Sang
- Training institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences
New contributions of the thesis
1. For the theory
The thesis has established a theoretical framework for training secondary school teachers, managing the training of secondary school teachers to meet the requirements of educational reform: In addition to establishing the concept of training management for secondary school teachers to meet the requirements in terms of educational reform, the thesis has established the structure of the CIPO model within the scope of training for secondary school teachers, in which the "input" factor includes: Training program and output standards as required by the reform of education and training, the faculties meet the training requirements of secondary school teachers in the current context, the teaching facilities and equipment meet the training requirements of the implementation of the new general educational program, the enrollment work to ensure input quality; The “process” factor includes: teaching and learning activities as required by the implementation of the new PE program, assessment and evaluation towards learner capacity, and coordination with recruitment agencies, general education institutions to enhance training quality; The "output" factor includes: assessment of training results, support for learners before graduation to ensure the professional competence requirements in practice and timely information on recruitment, coordination with recruitment agencies and general education institutions to receive feedback in order to adjust training contents. In addition, the "context" factor also has a direct impact on the training of secondary school teachers, which is the renewal of the educational curriculum, the introduction of the professional standards of general education teachers, the professional competition for the teaching career, training requirements suitable to the socio-economic conditions of the region.
On the basis of establishing the contents of training for secondary school teachers according to the CIPO Model, the thesis builds the content of training management for secondary school teachers according to this model, including: Input management, Training processing management, Managing the Outputs of training secondary teachers to meet the requirements of educational reform and consider the factors affecting the management of training secondary school teachers to meet the requirements of educational reform.
2.For practice
From such theoretical basis, the thesis has used appropriate research methods to survey and evaluate the reality of secondary school teacher training in the Southeast region, including: activities to ensure the input components, the reality of the training processing elements, the reality of the outputs of the training of secondary school teachers in the provinces of the Southeast region.
Regarding the reality of management and training of secondary school teachers in the Southeast region to meet the requirements of educational reform, the thesis has surveyed and assessed objectively on management aspects: The reality of management training input, the reality of management of the training process, the reality of the output management of the training institution of secondary teachers, and the reality of factors affecting the management of training of secondary teachers in the provinces of the Southeast region.
On the basis of theory and survey of the reality, the thesis proposes 06 measures to manage the training of secondary school teachers in the Southeast provinces to meet the requirements of educational reform, which are: (1). Review and adjust training objectives and output standards of secondary school teacher training programs according to educational reform requirements; (2). Developing a competency-oriented training program for secondary school teachers to meet educational reform require; (3). Directing closely to innovation of assessing and evaluating the implementation of training programs in the direction of developing teachers' professional capacity; (4). Developing a contingent of managers, faculties and staff involved in training secondary school teachers to meet the requirements of educational reform; (5). Manage infrastructure, facilities and finance to ensure the implementation of the training program for secondary school teachers to meet the requirements of educational reform; (6). Establish and strengthen the relationship between the training institution and the general education institutions and the state management agencies in education in each locality to enhance the quality of training for secondary school teachers.
The proposed measures are urgent and highly feasible, in line with the management reality of the research problem. The thesis has also tested a measure 1, the test results ensure the scientific requirements.