Tên luận án: Quản lý dạy học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ
tại các trường đại học theo tiếp cận năng lực
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 9 14 01 14
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hạnh, Khóa 2017
Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:
1. GS.TS. Đỗ Thị Bích Loan
2. TS. Lê Đông Phương
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Những đóng góp mới của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ tại các trường đại học theo TCNL, trình bày và phân tich các khái niệm công cụ của đề tài, đặc biệt là khái niệm quản lý hoạt động dạy học theo TCNL; đồng thời, chỉ rõ quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo TCNL vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học, vừa là thách thức lớn đối với GV, CBQL các trường đại học.
Luận án đã trình bày bản mô tả kỹ năng tiếng Anh của SV không chuyên ngữ các trường đại học cần đạt được (bậc 3) trên cơ sở Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; phân tích đặc trưng dạy học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ trong các trường đại học theo TCNL và phân tích các thành tố của hoạt động DH tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ trong các trường đại học theo TCNL, bao gồm: mục tiêu DH tiếng Anh; nội dung DH; phương pháp và hình thức DH tiếng Anh; kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ trong các trường đại học theo TCNL. Theo tiếp cận CIPO, luận án xác định nội dung cốt lõi của quản lý DH tiếng Anh trong các trường đại học gồm: quản lý yếu tố đầu vào; quản lý yếu tố quá trình; quản lý yếu tố đầu ra; quản lý các yếu tố bối cảnh tác động đến quá trình DH tiếng Anh.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án đã tổ chức khảo sát, phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng vấn đề quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo TCNL cho SV một số trường đại học.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo TCNL của các trường đại học, luận án đã đề xuất được 6 biện pháp cho quản lý HĐDH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho SV không chuyên ngữ tại các trường đại học gồm:
(1) Chỉ đạo hoàn thiện chuẩn đầu ra của các học phần tiếng Anh cho sinh viên không chuyên theo tiếp cận năng lực dựa trên khung năng lực phù hợp với đặc điểm của từng ngành. (2) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý các hoạt động dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. (3) Chỉ đạo xây dựng môi trường dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. (4) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho đội ngũ giảng viên. (5) Chỉ đạo đổi mới hình thức học tập và nâng cao năng lực tự học cho người học. (6) Chỉ đạo hoàn thiện quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học.
Kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm một số giải pháp cho thấy rất cần thiết và khả thi, vận dụng phù hợp với dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho sinh viên không chuyên ngữ tại các trường đại học.
Thesis title: “Management of English teaching for non-linguistic major students at Vietnamese universities according to the competency-based approach”
Specialization: Education Management Code: 9 14 01 14
PhD student: Nguyễn Thị Hạnh, Course 2017
Scientific title, academic degree, and name of the instructors:
1. Prof. Dr. Đỗ Thị Bích Loan
2. Dr. Lê Đông Phương
Training institution: Vietnam Institute of Educational Sciences.
New contributions of the thesis
Theoretical significance
The thesis has contributed to supplementing and developing the theoretical basis of the problem of managing English teaching activities for non-linguistic major students at universities according to the competency-based approach, presenting and analyzing the instrumental concepts of the topic. talent, especially the concept of teaching and learning management according to the competency-based approach; At the same time, it is clear that the management of English teaching activities in accordance with the competency-based approach is both an opportunity to improve the quality of teaching and a great challenge for teachers and administrators of universities.
The thesis presented a description of English skills of non-linguistic major students at universities to achieve (level 3) on the basis of the 6-level Foreign Language Competency Framework for Vietnam; analyze the characteristics of teaching English for non- linguistic major students in universities according to the competency-based approach and analyze the components of teaching English activities for non-linguistic major students in universities according to the competency-based approach, including: teaching objectives; teaching content; teaching methods and forms; test and assess English learning outcomes for non-linguistic major students in universities according to the competency-based approach. According to the CIPO approach, the thesis identifies the core content of English teaching management in universities including: input factor management; process element management; output factor management; manage contextual factors affecting the process of teaching English.
Practical significance:
The thesis has conducted a comprehensive survey, analysis and assessment of the current situation of management of English teaching activities according to the competency-based approach for students of some universities.
On the basis of theoretical research and survey and assessment of the current situation of English teaching activities management in universities, the thesis has proposed 6 measures for the management of English teaching activities according to the competency-based approach for non-linguistic major students at universities, including:
(1) Instructing the completion of the output standards of English courses for non-linguistic major students according to the competency-based approach according to the competency framework suitable to the characteristics of each career field. (2) Organizing capacity building training for English teaching activities according to the competency-based approach. (3) Instructing the construction of an English teaching environment according to the competency-based approach. (4) Organizing training to improve English teaching skills according to the competency-based approach for teachers. (5) Instructing the innovation of learning forms and improving self-study ability for learners. (6) Instructing the completion of the process of testing and evaluating learning performance according to the competency-based approach.