Tên luận án:
Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 9310401
Nghiên cứu sinh: Ngô Thanh Thủy, Khóa 2018
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới của luận án:
- Về mặt lí luận:
Luận án đã tổng quan dựng nên bức tranh về vấn đề nghiên cứu theo các mô hình lý thuyết, khái niệm, các biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ĐHGTNN của nữ học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu lí luận tập trung làm sáng tỏ các biểu hiện cụ thể trong ĐHGTNN của nữ học sinh thông qua các chỉ báo: nhận thức các giá trị nghề nghiệp (05 chỉ báo), thái độ hướng tới các GTNN (02 chỉ báo) và hành động khám phá các giá trị nghề nghiệp (04 chỉ báo). Khung lí luận góp phần làm phong phú thêm tri thức tâm lý học giá trị và tâm lý học hướng nghiệp, các biện pháp tâm lý – sư phạm giúp nữ học sinh xác định được nghề nghiệp phù hợp. Kết quả nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên và những người nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý giáo dục cho học sinh phổ thông.
- Về mặt thực tiễn:
Luận án đã đánh giá thực trạng ĐHGTNN của nữ học sinh THPT qua các biểu hiện cụ thể góp phần phác họa các đặc điểm cơ bản của nữ học sinh THPT ở ba miền Bắc, Trung, Nam một cách trực quan và phong phú. Kết quả này có ý nghĩa thiết thực với việc tìm hiểu, quản lý và xây dựng các giải pháp giáo dục hướng nghiệp cho nữ học sinh THPT hiện nay. Đồng thời, kết quả đã cung cấp và dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan tới ĐHGTNN của nữ học sinh THPT theo độ tuổi và vùng miền. Từ đó, đề xuất và xây dựng các biện pháp tác động tâm lý – sư phạm đã được thực nghiệm trong quá trình dạy và học ở nhà trường. Các kết quả thực nghiệm này đã cung cấp cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn trong việc sử dụng các biện pháp đó nhằm hỗ trợ và khuyến khích nữ học sinh xác định được nghề nghiệp phù hợp. Những kết quả nghiên cứu thực tiễn này là tư liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cần có các phương pháp giảng dạy lồng ghép giới vào trong hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở các trường THPT.
Thesis title:
Orientation of career values of female high school students
Major: Psychology
Major code: 9310401
Name of Ph.D. student: Ngo Thanh Thuy, Class of 2018
Educational institution: Vietnam Institute of Educational Sciences
The new contributions of the thesis:
- In terms of theory:
The thesis builds a theoretical basis, including the theoretical models, concepts, manifestations, and factors affecting female high school students' formation and development of career values orientation. The results focus on clarifying the specific expressions of female students in career values through the following indicators: awareness of career values (05 indicators), attitude towards career values (02 indicators), and career explorations (04 indicators). The theoretical framework contributes to enriching knowledge of value psychology and career psychology, and psychological and pedagogical measures to help female students identify suitable careers. Research results are also a reference source for students, trainees, and researchers in Educational Psychology for high school students.
- In terms of practices:
The thesis has assessed the career value orientation of female high school students through specific expressions that contribute to sketching the differential characteristics in the North, Central, and South regions. This result has practical significance for studying, managing, and developing vocational education solutions for female high school students today. At the same time, the results have provided and forecasted the influence of subjective and objective factors on the career values orientation of female high school students by age and region. Accordingly, the thesis proposes and develops psychological-pedagogical impact measures experimented with in teaching and learning at school. These experimental results have provided a scientific and practical groundwork for supporting and encouraging female students to identify suitable careers. These empirical research results are documents for teacher training activities in teaching and vocational education in high schools. Especially in reforming the current general education program, it is necessary to have teaching methods that integrate gender into experiential and career guidance activities in high schools.
Thông tin chi tiết