Thông tin luận án: "Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực” của Nghiên cứu sinh Phùng Thị Vân Anh

21/08/2023 15:06 GMT+7
Thông tin luận án: "Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực”; Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn; Mã số: 9140111

Tên luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực

Tên chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn

Mã số: 9 14 01 11

Tên nghiên cứu sinh: Phùng Thị Vân Anh

Khóa đào tạo: 2015

Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:

          1. PGS. TS. Nguyễn Thị Hạnh

          2. TS. Đào Thị Bình

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án :

          1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về văn bản thông tin và năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của HS THPT; nghiên cứu lí thuyết bằng cách xuất phát từ những khái niệm công cụ như VBTT, đọc hiểu VBTT, năng lực đọc hiểu, đặc điểm của học sinh cấp THPT trong việc đọc hiểu VBTT để từ đó tự xây dựng những cơ sở lí luận cho việc đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTT.

          2. Nghiên cứu những lí luận về PPDH đọc hiểu ở trường phổ thông nói chung và ở cấp THPT nói riêng và đi đến chấp thuận một hướng lí thuyết dẫn đường cho đề xuất của mình về biện pháp tổ chức dạy học đọc hiểu VBTT là : thiết kế Chuẩn năng lực đọc hiểu VBTT của học sinh cấp THPT, trên cơ sở đó xác định các biện pháp chọn nội dung, PPDH, PP đánh giá năng lực đầu ra theo cách tiếp cận phát triển năng lực trong dạy học.

          3. Thực hiện một số khảo sát mang tính kiểm kê một số hoạt động, nhận xét của GV và HS trong hoạt động dạy học đọc hiểu VBTT hiện hành. Từ những kiểm kê này, tác giả cho thấy còn thiếu vắng một số hoạt động nhằm làm cho HS hứng thú với việc học đọc hiểu VBTT, thiếu vắng một số tiểu loại VBTT cần được dạy để phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh.

          4. Đề xuất phác thảo chuẩn năng lực đọc hiểu VBTT của học sinh cấp THPT để làm cơ sở cho việc tìm giải pháp dạy học nhằm phát triển năng lực này. Đây là cái mới và sự đóng góp nổi bật của luận án.

          5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở 2 phương diện: dạy học và đánh giá. Các giáo án thực nghiệm được trình bày rõ ràng, các công cụ đánh giá cũng thể hiện đúng những kết quả mong đợi ở HS về đọc hiểu VBTT. Những kết quả thực nghiệm thu được đã cho thấy những đề xuất về quy trình đọc hiểu và một số kĩ thuật dạy học đọc hiểu của tác giả luận án là có tính khả thi trong những điều kiện dạy học nhất định của trường THPT nước ta hiện nay.

Thesis title: Competence - approached teaching reading comprehension of information 
text for high school students

Major: Theory and methodology of teaching

Code: 9 14 01 11

PhD Candidate: Phung Thi Van Anh

Training Course: 2015

Supervisors

1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Hanh

2. Dr. Dao Thi Binh

Training Institution: The Vietnam National Institute of Educational Sciences

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

1. Systematize some basic theoretical issues about informational texts and reading comprehension competence of informational texts  of high school students; theoretical research by starting from instrumental concepts such as informational texts, reading comprehension of informational texts, reading comprehension competence, and characteristics of high school students in reading comprehension of informational texts to build theoretical bases for proposing measures to teach reading comprehension of informational texts.

2. Research theories on methods of teaching reading comprehension in general schools generally and in high schools particularly; and coming to an agreement on a theoretical direction to guide our proposal on measures to organize teaching reading comprehension of informational texts: designing the standard of reading comprehension of informational texts of high school students, on that basis, determining measures to choose contents, teaching methods, assessment methods of output competence according to the approach of competence development in teaching.

3. Conduct some inventory surveys on some activities, comments of teachers and students in teaching reading comprehension activities of current informational texts. From these inventories, the author shows that there are still a lack of activities to make students interested in learning reading comprehension of informational texts, and some subcategories of informational texts that need to be taught in order to develop the students' reading comprehension competence of informational texts.

4. Propose the standards of reading comprehension competence of informational texts of high school students as a basis for finding teaching solutions to develop these competencies. This is the new and outstanding contribution of the thesis.

5. Organize pedagogical experiments in two aspects: teaching and assessment. The experimental lesson plans are presented clearly, and the assessment tools also show the students’ expected results about reading comprehension of informational texts. The obtained experimental results have shown that the thesis author's suggestions on the reading comprehension process and some teaching techniques for reading comprehension are feasible in certain teaching conditions of our country's high schools now.

Thông tin chi tiết

Tin khác