NGHIÊN CỨU
|
|
|
1. ĐẶNG NGỌC DINH-
VŨ TRỌNG RỸ
|
|
- Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối với giáo dục
Sự phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi một đội ngũ nhân lực qua đào tạo với số lượng, cơ cấu, chất lượng phù hợp. Giáo dục – đào tạo phải đáp ứng yêu cầu đó. Trong bài viết, trên cơ sở phân tích nhu cầu phát triển nhân lực qua đào tạo đến năm 2020, các tác giả đã trình bày các dự báo tổng quát nhân lực lao động giai đoạn từ nay đến 2010 và từ 2011 đến 2020 của nước ta.
|
2. NGUYỄN NGỌC PHÚ
|
|
- Xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước một thách thức là thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Bài viết đề cập đến việc xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, trong đó tác giả đưa ra 5 đề xuất nhằm đa dạng hoá và đổi mới các phương thức đào tạo.
|
3. PHẠM MINH HẠC
|
|
- Xã hội hoá không thương mại hoá giáo dục
Trong thời kì đổi mới, nước ta chủ trương xã hội hoá GD và đa dạng hoá các loại hình trường học. Tác giả khẳng định đó là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên, XHH không có nghĩa là thương mại hoá, đồng thời nhấn mạnh: “GD là dịch vụ không do thị trường cung cấp mà thuộc khu vực công cộng đài thọ và cấp kinh phí”, thuộc lĩnh vực “hành động của chính phủ”
|
4. LÊ ĐÌNH SƠN
|
|
- Từ tiếp cận đến mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TMQ) và việc vận dụng vào quản lí chất lượng trường đại học ở nước ta
Quản lí chất lượng tổng thể (TQM) là mô hình quản lí chất lượng hiệu quả, nhưng trong giáo dục đại học nước ta, sự tiếp nhận TQM còn rất hạn chế, chủ yếu mới ở mức độ dựa vào TQM như một tiếp cận. Nghiên cứu vận dụng mô hình TQM vào quản lí chất lượng các cơ sở giáo dục đại học nước ta là vấn đề bức thiết, có thể đem lại những cải tiến lớn về chất lượng trong giáo dục đại học.
|
5. ĐÀO THỊ OANH
|
|
- Sáng tạo – Hình thức hoạt động tối ưu của con người
Bài báo đề cập đến “sự sáng tạo” – hình thức hoạt động tối ưu của con người, bao gồm 5 vấn đề lớn như: Các quá trình nhận thức bao hàm trong hoạt động sáng tạo; Những thuộc tính nổi bật của một nhân cách sáng tạo; Sự phát triển và biểu hiện của tính sáng tạo; môi trường xã hội có ảnh hưởng nhiều nhất đến tính sáng tạo; Sáng tạo- Hình thức hoạt động tối ưu của con người.
|
6. NGUYỄN THỊ BAN
|
|
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học- Công cụ tạo động lực đột phá cho sự phát triển giáo dục
Bài báo đề cấp đến các vấn đề về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Theo tác giả bài báo, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ra đời thực sự trở thành một công cụ đột phá: làm thay đổi nhận thức của các nhà quản lí giáo dục và mỗi giáo viên; đột phá vào lề lối làm việc lâu nay ít nhiều còn thiếu tính khoa học và chuyên nghiệp; đột phát vào việc kiểm định, đánh giá chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm và bao trùm lên tất cả là sự phát triển đội ngũ giáo viên.
|
7. LÊ VĂN TẠC
|
|
- Thực trạng chương trình giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục dành cho học sinh khuyết tật ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định hướng lấy giáo dục hoà nhập là biện pháp chính để giải quyết vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật,việc xây dựng một chương trình mới trên cơ sở đánh giá thực trạng chương trình giáo dục trẻ khuyết tật ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt sẽ là những cứ liệu khoa học quan trọng.Nội dung đánh giá bao gồm các mặt: cơ sở xây dựng chương trình; mục tiêu, nội dung, cấu trúc và phân bố chương trình; phương pháp giáo dục dạy học; đội ngũ giá viên; trang thiết bị và cơ sở vật chất; tập hợp nguyện vọng về định hướng cho chương trình mới của các cơ sở giáo dục chuyên biệt.
|
8. PHẠM ĐỨC QUANG
|
|
- Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông
Để ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, việc đầu tiên là phải thống nhất cách hiểu về phương pháp dạy học, về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trên cơ sở đó tác giả đề xuất 6 biện pháp để có thể ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách hiệu quả, đó là: Sử dụng và am hiểu một vài phần mềm của máy tính; Thiết kế và sử dụng được thiết bị dạy học; Am hiểu về phương pháp dạy học; Thiết kế và thực hiện tiến
|
9. LÊ THỊ THU TRANG
|
|
- Bồi dưỡng hứng thú và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học qua phân môn tập đọc
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết trình bày khái quát ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. Phân tích một số biện pháp nhằm bồi dưỡng hứng thú và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh như: Bồi dưỡng và hình thành niềm yêu thích đọc sách văn học, bồi dưỡng vốn sống và năng lực xúc cảm thẩm mỹ.
|
10. PHAN MINH HIỀN
|
|
- Hệ thống thông tin về nhu cầu xã hội đối với đào tạo nghề
Hệ thống thông tin về nhu cầu xã hội đối với đào tạo nghề là công cụ phục vụ công tác xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Bài viết trình bày một số yếu tố cơ bản trong việc xây dựng hệ thống thông tin về nhu cầu xã hội đối với đào tạo nghề như : nội dung thông tin, các kênh truyền thông tin ; cơ cấu tổ chức hệ thống thông tin ; vai trò của hệ thống thông tin và một số yêu cầu đối với hệ thống thông tin
|
TRAO ĐỔI
|
|
|
11.TRỊNH QUANG TỪ
|
|
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nhân lực chất lượng cao quan hệ chặt chẽ với chất lượng đào tạo đại học và cao đẳng. Sự gia tăng quá nhanh số lượng các trường đại học, cao đẳng không tương xứng với đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; biện pháp kiểm soát chất lượng tuyển sinh không chủ động, không hiệu quả để các trường, nhất là các trường dân lập coi trọng lợi nhuận, xem nhẹ chất lượng giáo dục đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH.
|
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
|
|
|
12. TRƯƠNG XUÂN CỪ
|
|
- Dự báo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Trên cơ sở một số dự báo như dự báo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở Việt Nam; dự báo nhu cầu số lượng sinh viên đại học và cao đẳng là người dân tộc thiểu số; dự báo nguồn nhân lực là dân tộc thiểu sô khu vực Tây Bắc đến năm 2020, tác giả trình bày một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số đến 2020.
|
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
|
|
|
13. NGUYỄN XUÂN HẢI
|
|
- Vấn đề tự chủ, tham gia và trách nhiệm trong quản lí dựa vào nhà trường ở các nước trên thế giới
Bài báo trình bày khái quát các vấn đề về tự chủ trong quản lý dựa vào nhà trường, mối quan hệ giữa sự tự chủ, sự tham gia và trách nhiệm trong quản lý dựa vào nhà trường ở các nước trên thế giới
|
SỐ LIỆU THỐNG KÊ GIÁO DỤC
|
|
|
14. ĐẶNG QUỐC BẢO
|
|
- Chỉ số phát triển con người (HDI) – Công cụ có hiệu quả để hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế giáo dục
|
TỔNG MỤC LỤC NĂM 2009
|
|
|